[ẢNH] "Kẻ hủy diệt" Su-37 sẽ được hồi sinh với sức mạnh sánh ngang Su-57?

ANTD.VN - Phó giám đốc Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu quốc phòng Pakistan, ông Qadir Khan trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik đã cho biết, Moskva và Islamabad đang đàm phán một thỏa thuận về việc cung cấp tiêm kích Su-35 cùng Su-37.
[ẢNH]
Thông tin mà ông Qadir Khan cung cấp cho báo chí thực sự là một cú sốc do đã nhắc tới tiêm kích Su-37 Terminator.
[ẢNH]
Su-37 là chiếc tiêm kích đa năng siêu cơ động từng được xem như đối thủ trực tiếp của F-22 và hơn hẳn Su-35 về năng lực tác chiến, nhưng đáng tiếc là nó vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn phát triển.
[ẢNH]
Tuy nhiên với diễn biến mới nhất, không loại trừ khả năng "Kẻ hủy diệt" sẽ được hồi sinh bằng nguồn tiền tài trợ từ Pakistan để trở thành đối thủ đáng sợ nhất của Su-30MKI Ấn Độ.
[ẢNH]
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-37 Terminator (NATO gọi bằng tên định danh Flanker-E) là một bước phát triển xa hơn nữa so với Su-35.
[ẢNH]
Các công trình sư đặt mục tiêu chiếc chiến đấu cơ này sẽ có hiệu suất và độ cơ động vượt trội Su-35 bằng việc được nâng cấp toàn bộ hệ thống.
[ẢNH]
Su-37 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, nó được đề xuất cho vị trí tiêm kích chủ lực của Không quân Nga cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
[ẢNH]
Tuy vậy chỉ có 2 nguyên mẫu thử nghiệm xuất xưởng do gặp phải hạn chế về tài chính cũng như thiếu đơn đặt hàng, bất chấp những màn thể hiện cực kỳ ấn tượng tại nhiều triển lãm hàng không trên thế giới.
[ẢNH]
Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-37 gồm có chiều dài 21,93 m; sải cánh 14,7 m; chiều cao 5,93 m; trọng lượng rỗng 15 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được điều khiển bởi 1 phi công.
[ẢNH]
Ban đầu Su-37 sử dụng động cơ Lyulka-Saturn AL-31FP có kiểm soát vector lực đẩy - một dẫn xuất của loại AL-31F lắp đặt trên Su-27, những động cơ này hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau. Đây là giải pháp tạm thời cho đến khi loại AL-37FU sẵn sàng phục vụ.
[ẢNH]
Đến năm 2001, chiếc Su-37 đầu tiên lắp động cơ AL-37FU và hệ thống điều khiển fly by wire đã cất cánh.
[ẢNH]
Nhà sản xuất tuyên bố Su-37 không bị giới hạn góc tấn công nhờ khả năng cơ động tuyệt vời, máy bay có thể thực hiện động tác nhào lộn trên không ở tốc độ gần bằng không, thậm chí còn tránh được cả tên lửa không đối không của đối phương.
[ẢNH]
Vận tốc tối đa của Su-37 lên tới 2.870 km/h, trần bay 18.000 m và tầm hoạt động là 3.300 km, các thông số trên đều vượt trội Su-30MKI.
[ẢNH]
Với radar mảng pha quét thụ động N011M BARS, Su-37 thực hiện được cả nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí có độ chính xác cao, tuy nhiên vai trò chính của nó vẫn là tiêm kích chiếm ưu thế trên không.
[ẢNH]
Tải trọng vũ khí mà Su-37 mang được là 8 tấn, phân bổ trên 12 giá treo nằm ở cánh và thân, bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất, bom rơi tự do hoặc có điều khiển, rocket thường lẫn được dẫn bằng laser.
[ẢNH]
Vũ khí phụ của tiêm kích Su-37 là 1 khẩu pháo hàng không GSh-301 cỡ 30 mm với cơ số đạn 150 viên.
[ẢNH]
Năm 2002, một chiếc Su-37 đã bị rơi do gặp lỗi phần mềm, điều này dẫn đến sự kết thúc của dự án.
[ẢNH]
Tuy nhiên những thành tựu của Su-37 như động cơ TVC, hệ thống radar, thiết bị điện tử đã được ứng dụng để tạo ra Su-30MKI cùng với Su-35 sau này.
[ẢNH]
Nếu được "hồi sinh", chắc chắn Su-37 sẽ còn mạnh hơn gấp bội nhờ những công nghệ mới như động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều, radar mảng pha quét chủ động và máy tính kỹ thuật số mạnh hơn.
[ẢNH]
Do vậy Không quân Ấn Độ sẽ phải theo dõi sát sao diễn biến mới nhằm đưa ra biện pháp đối phó trong trường hợp Pakistan sở hữu "Kẻ hủy diệt".
[ẢNH]
Ngoài ra Su-37 cũng có thể trở thành món hàng xuất khẩu ăn khách của Nga trên thị trường vũ khí thế giới bởi vì ngoài tính năng tàng hình thì nó hoàn toàn ngang ngửa với chiếc Su-57 về năng lực không chiến.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]