[ẢNH] Israel ăn may khi diệt được 'mãnh thú' Pantsir-S1 Syria

ANTD.VN - Hệ thống Pantsir-S1 đã hết tên lửa, đang trong quá trình tái nạp đạn và không ở trạng thái chiến đấu. Đây chính là dịp may hiếm có để Israel phá hủy tổ hợp này. 

Hình ảnh hệ thống Pantsir-S1 bị UAV cảm tử Harop của Israel khóa chết.

...và nhanh chóng tiêu diệt hệ thống này chỉ vài giây sau đó.

Hình ảnh UAV Harop, vũ khí của vụ tấn công vừa qua.

Với 15kg thuốc nổ công phá mạnh, Harop có thể nhanh chóng phá hủy hoặc gây thiệt hại nặng cho các mục tiêu mà chúng tấn công.

Đây là một chiếc UAV chiến đấu độc đáo nhưng cũng có một cái giá rất đắt, ngang bằng với một xe tăng chiến đấu T-90 đời đầu, vào khoảng 3 triệu USD.

Tuy vậy giới chuyên gia quân sự đều đánh giá việc tiêu diệt được hệ thống phòng không Pantsir-S1 vừa qua của Israel có phần nhiều là yếu tố may mắn.

Cụ thể hệ thống Pantsir-S1 của Syria đã hết tên lửa, đang trong quá trình tái nạp đạn và không ở trạng thái chiến đấu. Đây chính là dịp may hiếm có để Israel phá hủy tổ hợp này. 

Nếu hệ thống này còn đạn tên lửa hoặc chí ít vẫn đang trong trạng thái cảnh giác thì khả năng chiếc UAV trị giá 3 triệu USD của Israel sẽ bị màn mưa đạn của hai khẩu pháo 30mm xé nát như thế này.

Tại chiến trường Syria, trước khi vụ tấn công của liên quân xảy ra, Pantsir-S1 đã hơn 100 lần lập công bắn hạ các mục tiêu bay bao gồm đạn rocket, UAV và đạn cối từ nhóm thánh chiến.

Danh tiếng của Pantsir-S1 đã vượt qua cả hệ thống S-400 của Nga đang triển khai tại đây.

Trong cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của liên quân Anh-Pháp-Mỹ hôm 14-4 vừa qua, Pantsir-S1 đã đánh chặn được khoảng hơn 20 tên lửa với hiệu suất gần 90%.

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 đã được Nga triển khai tại Syria kể từ khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng.

Pantsir-S1 hoặc tác chiến độc lập, hoặc phối hợp cùng hệ thống S-400 chuyên đánh tầm cao nhằm tạo ra chiếc lá chắn thép bảo vệ lực lượng Nga cũng như đồng minh.

Sức mạnh từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 chính là sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.

Hệ thống sử dụng radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2.

Radar 1RS2-1 là thành phần đầu của hệ thống điều khiển hỏa lực, phần còn lại là kênh quang - điện với khí tài ảnh nhiệt và hồng ngoại.

Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc.

Pantsir S1 lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.

Hình ảnh mô phỏng tên lửa phòng không của hệ thống Pantsir-S1 đang hủy diệt các UAV chiến đấu.

Loại tên lửa này còn có thể tiêu diệt được các các máy bay cường kích có người lái.

Ngoài ra còn có hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn 2.500 phát/khẩu/phút, tầm bắn hiệu quả từ 20m tới 4km, độ cao từ 10m tới 3km.

Cận cảnh quá trình nạp đạn của pháo 30mm 2A38M trên hệ thống Pantsir-S1.

Màn đạn dày đặc do pháo 30mm của hệ thống Pantsir-S1 bắn ra có thể nhanh chóng xé nát mục tiêu ngay trên không.

Với mật độ hỏa lực dày đặc tạo ra, các mục tiêu bay tầm thấp sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu gặp phải hệ thống đánh chặn này.

Với việc kết hợp cả pháo bắn tốc độ cao và tên lửa phòng không đánh chặn có khả năng diệt mục tiêu từ khoảng cách 20km, trần bay 15km, Pantsir-S1 chính là mối đe dọa hàng đầu cho các mục tiêu bay hiện nay.

Nga cũng cho biết mới chuyển cho Syria khoảng 40 tổ hợp Pantsir-S1 để tăng cường sức mạnh phòng không nước này.

Việc hệ thống Pantsir-S1 vừa qua bị tiêu diệt một phần cũng tại lỗi của kíp trắc thủ khi không cảnh giác trước các đòn tấn công liên tục của Israel.

Đây sẽ là bài học quý giá để trong tương lai hệ thống phòng không cực nguy hiểm này sẽ không phải "chết tức tưởi" dưới đòn đánh của các UAV cảm tử tới từ Israel.