[ẢNH] "Hỏa thần" AK-630M2 Nga ra đời phá vỡ thế trận của đối phương trên biển

ANTD.VN - AK-630M2 Duet có tốc độ bắn hủy diệt với 10.000 phát bắn/phút, đây là lưới lửa cuối cùng bảo vệ chiến hạm trước tên lửa đối phương. 
[ẢNH]
Pháo cao tốc đã trở thành một trong những vũ khí phòng thủ tầm gần hiệu quả, tuy vậy Nga và phương Tây lại có những hướng phát triển khác nhau. Trong khi Mỹ và các nước trong khối NATO tập trung nâng cấp hệ thống điện tử với radar nhạy và máy tính đường đạn chuẩn xác thì Nga lại đi theo hướng chú trọng hơn về hỏa lực.
[ẢNH]
Trước đó dòng AK-630 của Nga đã nổi tiếng với tốc độ bắn khi có thể nhả đạn với tốc độ 6000 phát/phút, cao hơn hẳn so với Goalkeeper của Hà Lan và Phalanx của Mỹ.
[ẢNH]
Tuy vậy dường như chưa hài lòng về hỏa lực của pháo này, Nga tiếp tục cho ra mắt phiên bản AK-630M2 với tốc độ lên tới 10.000 phát/phút.
[ẢNH]
Với tốc độ này Nga trở thành quốc gia chế tạo ra pháo phòng không có tốc độ bắn cao nhất thế giới. Với tốc độ bắn này khẩu AK630M2 đủ tạo ra một màn lửa để hủy diệt mục tiêu.
[ẢNH]
Tuy vậy giới chuyên gia đánh giá, việc đẩy tốc độ bắn quá cao khiến cho pháo nhanh hết đạn, trong một cuộc chiến với cường độ cao, hệ thống này khó có thể tác chiến liên tục lâu dài.
[ẢNH]
Một số nhà phân tích cho rằng có vẻ AK-630M2 dư hỏa lực trong khi lại thiếu đi tính năng cần có của hệ thống phòng không là radar điều khiển hỏa lực và máy tính đường đạn.
[ẢNH]
Tuy vậy một số ý kiến chuyên gia khác lại phản bác rằng Nga không những tăng cường hỏa lực bắn mà họ còn nâng cấp sâu rộng hệ thống radar bắt bám mục tiêu cũng như máy tính đường đạn.
[ẢNH]
Chí có điều là dòng AK-630M2 sẽ có chi phí chế tạo cao hơn khá nhiều so phiên bản AK-630 nên sẽ khó cho Nga trong việc trang bị loạt giữa bối cảnh kinh tế không mấy khởi sắc.
[ẢNH]
Được biết tổ hợp pháo phòng không AK-630M2 được thiết kế và ra mắt vào năm 2007.
[ẢNH]
Pháo hạm AK-630 M2 Duet được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay như tên lửa đối hạm, máy bay, trực thăng và các loại phương tiện tấn công đường không khác, cũng như tàu nổi có lượng choán nước nhỏ, ngư lôi, các hỏa điểm và binh lực bờ biển của đối phương.
[ẢNH]
So với biến thể cũ AK-630M2 có rất nhiều khác biệt về hình dáng. Đặc biệt là tháp pháo, có cấu tạo đầy góc cạnh thay vì tháp tròn của AK-630, AK-630M và AK-630M1-2.
[ẢNH]
Thiết kế này giúp tán xạ đáng kể tín hiệu radar từ tàu chiến đối phương và cũng để phù hợp với triết lý thiết kế các chiến hạm tàng hình mới của Nga.
[ẢNH]
Hệ thống pháo phòng không siêu tốc AK-630M2 Duet có trọng lượng 2.500 kg; tốc độ xoay ngang 80 độ/giây; góc nâng hạ nằm trong khoảng -25 đến +90 độ, tốc độ 60 độ/giây.
[ẢNH]
Sức mạnh của AK-630M2 Duet nằm ở 2 pháo ổ quay tự động 6 nòng AO-18 cỡ 30 mm, khoảng cách giữa trục của 2 khẩu pháo là 320 mm.
[ẢNH]
Pháo có khả năng điều chỉnh tốc độ bắn từ 4.000 phát/phút lên tới 10.000 phát/phút.
[ẢNH]
Tầm bắn tối đa 8.100 m, tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không là 4.000 - 5.000 m. Đạn của AK-630M2 tương tự AK-630M, gồm đạn nổ phá mảnh OF-84 và đạn vạch đường phá mảnh OR-84.
[ẢNH]
AK-630M2 Duet được tích hợp hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-AM2 với radar MR-123AM2 và MR-176M2, nó còn được trang bị máy đo xa laser KM-11-1 cùng với LDM-1 Cruiser.
[ẢNH]
Trong cuộc thử nghiệm, AK-630M2 đã bắn rơi chiếc bia bay mô phỏng tên lửa đối hạm bay ở độ cao 10 m chỉ với 200 phát đạn, một hiệu suất rất đáng nể.
[ẢNH]
Hiện nay, Hải quân Nga đang lắp đặt AK-630M2 Duet trên các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ Dự án 21631 Buyan-M.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]