[ẢNH] "Đấu đá nội bộ" khiến không quân Iran mất 30 tiêm kích Su-30 vào phút chót

ANTD.VN - Không quân Iran bị đánh giá rất lạc hậu và có sức chiến đấu kém nếu đặt cạnh các đối thủ hùng mạnh như Mỹ hay Israel, có lẽ lúc này Tehran đang rất hối tiếc vì đã bỏ qua cơ hội vàng trong quá khứ để có thể hiện đại hóa lực lượng.
[ẢNH]
Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF) bị nhiều chuyên gia quân sự quốc tế so sánh một cách đầy hình tượng rằng “đây là viện bảo tàng sống giữa thế kỷ XXI”.
[ẢNH]
Sở dĩ có nhận định trên là bởi các máy bay chiến đấu trong biên chế không quân Iran đều đã trải qua hàng chục năm sử dụng, hệ số kỹ thuật không còn đảm bảo trong khi tính năng cũng cực kỳ hạn chế.
[ẢNH]
Xác định đối thủ chính là Mỹ và Israel, tuy nhiên trong khi hai quốc gia trên đã tiến lên tiêm kích thế hệ 5 thì trang bị của IRIAF vẫn chỉ là chiến đấu cơ thế hệ cũ do Mỹ sản xuất.
[ẢNH]
Tiêm kích mạnh nhất của IRIAF là những chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe F-14A Tomcat được Mỹ chuyển giao từ cuối thập niên 1970, chúng nó năng lực khá hạn chế và hệ số kỹ thuật được cho là cũng không còn đảm bảo.
[ẢNH]
Tuy rằng không quân Iran có nhập khẩu một vài tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 để hỗ trợ cho F-14A nhưng đây cũng là phiên bản Fulcrum đời đầu, sức mạnh thua xa MiG-29 thế hệ sau và dĩ nhiên không thể được coi là đối thủ của F-15/16 chứ chưa nói đến F-35.
[ẢNH]
Ngoài tiêm kích F-14A Tomcat thì không quân Iran còn đang vận hành phi đội đông đảo F-4 Phantom II, F-5E/F Tiger II, các tiêm kích này còn bay được đến ngày nay đã là kỳ tích chứ chưa nói đến khả năng chiến đấu.
[ẢNH]
Có thông tin cho rằng Iran đã cố gắng hiện đại hóa các tiêm kích do Mỹ sản xuất để chúng đáp ứng tốt hơn yêu cầu chiến tranh hiện đại, nhưng chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy thông tin trên có cơ sở.
[ẢNH]
Sở dĩ có nhận định này là bởi gần đây Iran bị phát hiện tuyên bố chế tạo thành công máy bay chiến đấu nội địa Kowsar-88, nhưng mẫu máy bay trên thực ra chỉ là một chiếc F-5F Tiger II đã quá cao tuổi.
[ẢNH]
Thực tế trên cho thấy Iran đang bế tắc trong việc giải quyết các nền tảng máy bay chiến đấu cũ, họ chưa đủ trình độ để can thiệp sâu vào máy bay do Mỹ chế tạo.
[ẢNH]
Số lượng ít ỏi tiêm kích MiG-29, Su-22 và cả F-7 đi kèm Mirage F1 chiến lợi phẩm trong cuộc chiến tranh với Iraq không đủ giúp Iran sánh ngang với các đối thủ hùng mạnh.
[ẢNH]
Thực ra không quân Iran đã có cơ hội vàng để gấp rút tiến hành hiện đại hóa, đó là khi thỏa thuận hạt nhân được ký với nhóm P5+1, dẫn tới các lệnh trừng phạt chống Tehran bị dỡ bỏ.
[ẢNH]
Trong khi lực lượng phòng không Iran đã nhanh chóng tiếp nhận những hệ thống S-300PMU-2 Favorit tối tân từ Nga thì không quân lại bỏ lỡ cơ hội cực kỳ đáng tiếc.
[ẢNH]
Ban đầu Tehran dự tính mua máy bay chiến đấu Mirage 2000 hiện đại từ Pháp, nhưng cuối cùng đã quyết định ngưng thương vụ do kết luận rằng họ quen thuộc hơn với trang thiết bị của Mỹ và Nga hơn.
[ẢNH]
Giải pháp thay thế được đưa ra là 30 tiêm kích Su-30SM hiện đại, tưởng như hợp đồng sắp được ký kết đến nơi thì lại bị hủy bỏ vì nguyên nhân khó tin, đó là lực lượng vệ binh cách mạng cảm thấy "không thoải mái" khi quân đội chính quy tỏ ra có ưu thế trước họ.
[ẢNH]
Chính vì sự đấu đá nội bộ trên, không quân Iran đành phải hài lòng với những chiến đấu cơ sản xuất từ thập niên 1970, giờ đây khi nguy cơ chiến tranh trở nên rõ nét hơn bao giờ hết thì có lẽ các lực lượng vũ trang Iran mới cảm thấy hối hận vì hành động trong quá khứ.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]