[ẢNH] "Chiến thần" F-22 lãnh đòn đau khi không chiến với F-14 của Iran?

ANTD.VN - F-22 Raptor là tiêm kích thế hệ 5 tối tân nhất hiện nay của không quân Mỹ, trong khi đó F-14 trong biên chế Iran cũng là tiêm kích cực mạnh thế hệ thư 4 do Mỹ sản xuất. Trong trường hợp nổ ra xung đột, chắc chắn những chiếc F-22 sẽ phải chạm mặt F-14, cơ hội nào cho cả đôi bên?

[ẢNH]
Khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, quan hệ giữa hai nước đột ngột căng thẳng. Mỹ đã có động thái điều hàng loạt vũ khí tới áp sát Iran. Giới quan sát lo ngại chiến tranh giữa Washington và Tehran có thể xảy ra.
[ẢNH]
Nếu một cuộc xung đột giữa hai nước xảy ra, nguy cơ đối đầu giữa F-22 Mỹ và F-14 của Iran sẽ thành hiện thực. Cho tới thời điểm hiện tại, F-14 vẫn là dòng chiến đấu cơ mạnh nhất của Iran.
[ẢNH]
Không quân nước này từng đặt mua 80 máy bay F-14 trước Cách mạng Hồi giáo nổ ra năm 1979. Trước khi quan hệ giữa hai nước đóng băng và trở nên đối đầu, Iran đã kịp nhận 79 chiếc máy bay chiến đấu F-14 từ Mỹ.
[ẢNH]
Cùng với số máy bay F-14, Iran cũng đã mua 714 tên lửa không đối không AIM 54A có tầm bắn khoảng 190km.
[ẢNH]
Sự kết hợp giữa F-14 và AIM-54 tạo nên một vũ khí đáng sợ của không quân Iran. Được biết khi chiếc F-14 ra đời, nó là một trong những tiêm kích hạm tốt nhất của Mỹ.
[ẢNH]
F-14 bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ năm 1974. Máy bay được trang bị radar tầm xa Doppler AWG-9 với tầm hoạt động hơn 200km.
[ẢNH]
Đây là loại radar đầu tiên của Mỹ cho phép máy bay bắt bám và bắn hạ nhiều mục tiêu cùng lúc.
[ẢNH]
F-14 có thể theo dõi hàng chục mục tiêu, và nhắm bắn 6 mục tiêu lớn cùng một lúc.
[ẢNH]
F-14 đã thể hiện năng lực chiến đấu rất tốt tại chiến trường Trung Đông khi Mỹ mở các chiến dịch tấn công Iraq trước đây. Sau khi loại biên vào năm 2006, Mỹ đã quản lý rất gắt gao để tránh cho những phụ tùng của chúng rơi vào tay Iran.
[ẢNH]
Mặc dù vậy, Iran đã nhờ tới Trung Quốc và Nga để nâng cấp những chiếc F-14 Tomcat để chúng vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
[ẢNH]
Nhiều nguồn tin cho biết Iran vẫn còn khoảnf 40 chiếc F-14 có thể hoạt động được. Những chiếc F-14 vẫn là phi đội chiến đấu cơ ở tuyến đầu của không quân Iran nếu chiến tranh với Mỹ nổ ra.
[ẢNH]
Trong khi đó, ở bên kia chiến tuyến, F-22 Raptor gần như chắc chắn sẽ dẫn đầu phi đội tấn công bởi lo ngại hệ thống phòng không cực mạnh của Iran.
[ẢNH]
So với F-14 Tomcat, F-22 Raptor là một kiệt tác kỹ thuật quân sự, chúng được trang bị các cảm biến tinh vi và hiện đại nhất nhất từng được phát triển cho chiến đấu cơ.
[ẢNH]
F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h) mà không cần tới chế độ đốt sau. Ngoài EF-2000 của Châu Âu thì chưa có loại máy bay nào khác làm được điều này kể cả F-35 và Su-57 của Nga.
[ẢNH]
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp và cực nhạy để phát hiện mục tiêu. Radar AN/APG-77 mảng pha chủ động có thể phát hiện một chiếc F-14 từ khoảng cách hàng trăm km. Ở chiều ngược lại radar trên chiếc F-14 gần như "mù" ngay cả khi F-22 áp sát.
[ẢNH]
Khi phát hiện ra F-14, radar trên F-22 khóa mục tiêu và phi công chỉ việc ấn nút phóng tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để diệt mục tiêu.
[ẢNH]
Đó sẽ là dấu chấm hết cho những chiếc F-14 Iran nếu phải chạm trán với F-22 Mỹ.
[ẢNH]
Ngay cả khi máy bay F-22 Raptor hết tên lửa tầm xa và phải chiến đấu trong phạm vi tầm gần, chúng vẫn có thể tận dụng tính năng tàng hình và áp sát F-14 mà không bị phát hiện, dù là ở khoảng cách chỉ vỏn vẹn 300m và tiêu diệt F-14 với tên lửa AIM-9X hoặc pháo 20mm Vulcan.
[ẢNH]
Giới chuyên gia đánh giá, trừ khi phi công F-22 Mỹ hoặc rất không may, hoặc phạm sai lầm nghiêm trọng mới bị F-14 tiêu diệt. Nhưng trường hợp này cũng rất hiếm xảy ra.
[ẢNH]
Vì vậy, câu trả lời là nếu đối đầu với F-22 Raptor của Mỹ, những chiếc F-14 Tomcat của Iran gần như không có cơ hội sống sót.
[ẢNH]
Mỹ hiện đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-22 với khoảng 180 chiếc.
[ẢNH]
Cho đến nay, F-22 vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới, vượt qua cả F-35 mới vào biên chế cũng như Su-57 và J-20.
[ẢNH]
Dây chuyền sản xuất F-22 đã được đóng lại, tuy vậy trong trường hợp cần thiết, Mỹ vẫn có thể nhanh chóng tái khởi động để sản xuất tiếp những chiếc F-22.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]