[ẢNH] Bất ngờ "Quỷ Satan 2" Nga dùng để đối trọng Trung Quốc thay vì Mỹ?

ANTD.VN - Tiến sĩ Norman Friedman, tác giả những bài viết quan trọng về vũ khí trên các tạp chí của Học viện Hải quân Mỹ nhận định: tuyên bố về các loại vũ khí mới trong thông điệp trước Quốc hội Liên bang Nga của Tổng thống Putin có thể là để nhắm tới Bắc Kinh chứ không phải Washington.
[ẢNH] Bất ngờ
Trong thông điệp trước Quốc hội Liên bang Nga tháng 3-2018, Tổng thống Putin đã thông báo về 5 loại vũ khí chiến lược mới mà phương Tây đã biết tới phong thanh trong nhiều năm.
[ẢNH] Bất ngờ
Đó là tên lửa đạn đạo hạt nhân Sarmat hay còn biết đến định danh "Quỷ Satan 2", tên lửa siêu thanh Avangard, tên lửa hành trình siêu thanh Kinzhal, tàu ngầm nguyên tử tự hành Status-6, tên lửa hành trình có động cơ năng lượng hạt nhân được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh.
[ẢNH] Bất ngờ
Tổng thống Putin tuyên bố tất cả các vũ khí đã được thử nghiệm thành công, một vài vũ khí trong số đó đã được đem ra sử dụng. Hình ảnh mô phỏng đầu đạn tên lửa đạn đạo hạt nhân Sarmat đang bủa ra để tấn công mục tiêu.
[ẢNH] Bất ngờ
Hình ảnh mô phỏng quỹ đạo bay của tên lửa hạt nhân Sarmat.
[ẢNH] Bất ngờ
Tiến sĩ Norman Friedman, tác giả những bài viết quan trọng về vũ khí trên các tạp chí của Học viện Hải quân Mỹ nhận định: tuyên bố về các loại vũ khí mới trong thông điệp trước Quốc hội Liên bang Nga của Tổng thống Putin có thể là để nhắm tới Bắc Kinh chứ không phải Washington.
[ẢNH] Bất ngờ
Ông cho rằng, trong nhiều năm, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, dựa trên quan điểm rằng Trung Quốc đã bị chia năm xẻ bảy bởi những quyền lực nước ngoài.
[ẢNH] Bất ngờ
Nga sở hữu một phần lớn Siberia, nơi vẫn còn nhiều dân người Hoa sinh sống ngày nay. Dù Liên Xô đã từng hỗ trợ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng trước khi Đảng cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, Liên Xô cũng đối xử với Trung Quốc giống như phương Tây.
[ẢNH] Bất ngờ
Khi Liên Xô và Trung Quốc chia rẽ, Trung Quốc trở thành một kẻ thù công khai của Liên Xô. Hình ảnh binh sĩ Liên Xô và Trung Quốc xung đột tại biên giới.
[ẢNH] Bất ngờ
Hiện tại, Nga và Trung Quốc tuyên bố tình hữu nghị, nhưng câu hỏi đặt ra cho cả phương Tây và Nga rằng tình hữu nghị này sẽ sâu sắc đến đâu.
[ẢNH] Bất ngờ
Khi chính phủ Nga bắt đầu bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc vào những năm 1990, rất nhiều người Nga đã không hài lòng.
[ẢNH] Bất ngờ
Trung Quốc đã thử nghiệm hệ thống đánh chặn chống tên lửa đạn đạo kể từ 2010.
[ẢNH] Bất ngờ
Vụ thử mới nhất diễn ra vào tháng 2-2018. Nga có thể hiểu vụ thử này như là một mối đe dọa với các tên lửa đạn đạo hạt nhân của họ. Loại vũ khí đang khẳng định vị thế siêu cường của Nga.
[ẢNH] Bất ngờ
Trong hoàn cảnh đó, có thể thông điệp của ông Putin hướng trực tiếp tới Bắc Kinh thay vì Washington. Ông có thể coi tên lửa hành trình có động cơ năng lượng nguyên tử là điều tăng khả năng của Nga nếu phải xung đột với Trung Quốc.
[ẢNH] Bất ngờ
Với những siêu tên lửa đạn đạo hạt nhân mới sẽ giúp Nga tuần tra và kiểm soát một khu vực rộng lớn, xả hết phóng xạ trên đường bay trước khi nổ - mà không vi phạm những hiệp ước đã làm giảm đi kho vũ khí chiến lược của Nga.
[ẢNH] Bất ngờ
Ông Putin rõ ràng muốn sử dụng chính sách ngăn chặn hơn là tấn công Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn cuộc chiến hạt nhân giữa Mỹ và Nga.
[ẢNH] Bất ngờ
Ông Putin muốn làm Trung Quốc nản lòng trong việc thử phá hoại sự kiểm soát của Nga với Siberia?
[ẢNH] Bất ngờ
Hệ thống phòng thủ chiến lược quanh Moscow có thể không đủ để phòng thủ trước một cuộc tấn công toàn lực của Mỹ, nhưng ông Putin có thể nghĩ rằng nó sẽ đủ để tiêu diệt những cuộc chiến quy mô nhỏ được thực hiện bởi số vũ khí chiến lược hạn chế của Trung Quốc.
[ẢNH] Bất ngờ
Và tên lửa RS-28 Sarmat hay SS-X-30 (quỷ Satan 2 theo cách gọi của NATO) sẽ là đòn giáng phạt nếu nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân với đối thủ Trung Quốc.
[ẢNH] Bất ngờ
Với 15 đầu đạn hoạt động độc lập tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ, một tên lửa loại này có thể thổi bay cả một quốc gia nhỏ.
[ẢNH] Bất ngờ
Truyền thông Nga cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat được phát triển để thay thế R-36M2 Veovoda - mẫu ICBM khổng lồ nặng 210 tấn nhưng đã cũ từ thời Liên Xô.
[ẢNH] Bất ngờ
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây lại cho rằng tên lửa này sẽ thế chỗ tên lửa UR-100N nặng 106 tấn.
[ẢNH] Bất ngờ
Với tầm bắn xa khủng khiếp nhất thế giới hiện nay lên tới 17.000km.
[ẢNH] Bất ngờ
Cận cảnh một giếng phóng tên lửa hạt nhân của Nga. Hầm chứa RS-28 đủ sức chống chịu sức công phá của 7 đầu đạn hạt nhân, nhằm gia tăng khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu. Trong khi đó, hầm phóng tên lửa Minuteman III của Mỹ chỉ chịu được tối đa sức công phá của 2 đầu đạn hạt nhân.
[ẢNH] Bất ngờ
Với 15 đầu đạn hạt nhân độc lập, tên lửa đạn đạo Sarmat có khả năng phá hủy bất cứ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu.
[ẢNH] Bất ngờ
Đương lượng vụ nổ của mỗi đầu đạn từ 150-300 kiloton, trong khi quả bom nguyên tử từng ném xuống Hiroshima vốn chỉ là 21 kiloton.
[ẢNH] Bất ngờ
Chuyên gia Nga dường như chưa muốn dừng lại, họ tuyên bố sẽ tiếp tục cải tiến để hoàn thiện hơn nữa khả năng hoạt động của loại tên lửa khủng khiếp nhất hành tinh này.
[ẢNH] Bất ngờ
Sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo hạt nhân Sarmat được cho là sẽ đảm nhiệm xuất sắc nhiệm vụ mà huyền thoại R-36M2 biệt danh 'Satan 1' để lại.
[ẢNH] Bất ngờ
So với R-36M2, Sarmart có ưu điểm nhẹ hơn, linh hoạt hơn, mang nhiều đầu đạn hạt nhân và bay xa hơn.
[ẢNH] Bất ngờ
Nếu như R-36M2 chỉ có thể bay quãng đường 11.000km, thì Sarmart đạt tầm bay 17.000km.
[ẢNH] Bất ngờ
RS-28 Sarmat được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại cũng như tương lai, nhằm bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
[ẢNH] Bất ngờ
Không giống như nhiều tên lửa hạt nhân hiện nay của Nga có thể đặt trên xe tải hạng nặng mang phóng, RS-28 do có trọng lượng lớn nên sẽ được phóng từ các giếng phóng đặt sâu dưới mặt đất.
[ẢNH] Bất ngờ
Với tầm bay rất xa, khả năng trang bị nhiều đầu đạn với đương lượng nổ cực lớn, RS-28 được coi là con bài chiến lược của Nga trong nhiệm vụ răn đe hạt nhân chiến lược.
[ẢNH] Bất ngờ
Hình ảnh tên lửa đạn đạo hạt nhân RS-28 Sarmat được phóng thành công trong một cuộc thử nghiệm.
[ẢNH] Bất ngờ
Điểm độc đáo của tên lửa hạt nhân RS-28 Sarmat là chúng có đường bay zích zắc khiến cho các hệ thống đánh chặn rất khó để bắn trúng.
[ẢNH] Bất ngờ
Khi đạt đến độ cao thích hợp, các đầu đạn hạt nhân sẽ tách ra và lao về phía các mục tiêu đã định trước.
[ẢNH] Bất ngờ
Mô phỏng một đầu đạn tên lửa hạt nhân lao về một mục tiêu.
[ẢNH] Bất ngờ
Tuy học giả Mỹ cho rằng tên lửa hạt nhân Satan 2 có thể là để nhắm tới Bắc Kinh thay vì Washington, nhưng rõ ràng sức mạnh của loại tên lửa này cũng khiến Mỹ lo lắng không ít.
[ẢNH] Bất ngờ
Trong bối cảnh Nga vẫn đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân mạnh nhất thế giới sẽ đủ khiến nước này có sức nặng trong những quyết sách liên quan tới hòa bình của Nga cũng như tại những điểm nóng khác.
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ
[ẢNH] Bất ngờ