Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 4 tháng 8 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 4-8-2023 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cưới hỏi, giao dịch, khai trương, ký kết.

Thứ 6 ngày 4 tháng 8 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Sáu (Thiếu)

Tháng Kỷ Mùi

Ngày Giáp Ngọ

Giờ Giáp Tý

Hành Kim – Trực Bế – Sao Ngưu

Đại Thử: 23/07/2023 (06/06 âm lịch) lúc 08h51’

Lập Thu: 08/08/2023 (22/06 âm lịch) lúc 01h24’

Vũng Tàu: Nước lớn 04g13’ – nước ròng 09g38’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Cưới hỏi, Giao dịch, Khai trương, Ký kết.

Cung hoàng đạo: Sư tử – Con sư tử (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này tính tự lập, năng động, thẳng thắn, giàu tham vọng, nóng nảy, kiêu ngạo có phần bảo thủ.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Tuổi thơ không có sách sẽ là không có tuổi thơ. Điều đó giống như bị đuổi khỏi cái nơi thần kỳ mà bạn có thể tới và tìm được niềm vui quý hiếm nhất” (Astrid Lindgren)

“Tôi đã thất bại lặp đi lặp lại trong đời và đó là lý do tại sao tôi thành công” (Michael Jordan)

“Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy xây dựng một cánh cửa” (Milton Berle)

Giải mã nguyên nhân khiến đô thị đồng bằng, ven biển hay phố núi “cứ mưa là ngập

Những năm gần đây, tình trạng ngập lụt tại các đô thị diễn ra ngày một trầm trọng hơn. Đặc biệt, không chỉ các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM mà cả những đô thị mới phát triển, đô thị ven biển hay vùng núi cao đều ngập sâu sau những trận mưa lớn.

Ngập từ phố núi đến ven biển

Đêm qua, 2/8, khu vực TP Điện Biên Phủ đã có mưa to đến rất to. Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Hoàng Văn Thái và nhiều khu dân cư trong thành phố chìm sâu trong biển nước.

Ngập sâu nhất là tuyến đường Võ Nguyên Giáp, đoạn từ ngã ba đèn đỏ đầu đường Trường Chinh đến khu vực vòng xuyến trung tâm thành phố, nhiều đoạn ngập sâu cả mét nước.

Cùng vào thời gian trên, ở thị xã Sa Pa (Lào Cai) cũng xảy ra mưa lớn. Mưa lớn kéo dài liên tục trong gần 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số tuyến phố chính.

Mưa to khiến các phương tiện lưu thông khó khăn. Tại nhiều khu vực hệ thống cống gặp mưa lớn không tiêu thoát kịp gây ngập lụt cục bộ, nhiều xe bị ngập sâu trong nước và chết máy.

Trước đó, vào chiều 12/7, trên địa bàn TP núi Đà Lạt, Lâm Đồng cũng xảy ra tình trạng ngập lụt diện rộng do mưa lớn.

Đường Võ Nguyên Giáp, TP Điện Biên Phủ ngập sâu vào đêm qua 2/8 do mưa lớn
Phố núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc cũng ngập sâu vào tháng 5/2022

Đô thị hóa quá nhanh, thoát nước không tương xứng

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân đầu tiên của tình trạng ngập lụt do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, thủy triều và lũ thượng nguồn đặc biệt tác động của biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, hiện nay, lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa có cường độ lớn, tấp cập trong một thời gian ngắn, gấp 3-4 lần vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước và những trận mưa này xuất hiện ngày càng nhiều hơn làm cho mức độ ngập úng ngày càng sâu hơn, cứ mưa là ngập.

Phú Quốc, đô thị nằm giữa biển cũng ngập lịch sử do mưa lớn

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.

Chiều 3-8, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc Trung Quốc thông báo tiến hành cuộc tập trận quân sự trên Biển Đông từ 29-7 đến 2-8, trong đó khu vực tập trận bao gồm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

“Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29-7 đến ngày 2-8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự”.