Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 2 tháng 8 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 2-8-2023 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cưới hỏi, về nhà mới, khai trương, cầu tài lộc.

Thứ 2 ngày 2 tháng 8 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Sáu (Thiếu)

Tháng Kỷ Mùi

Ngày Nhâm Thìn

Giờ Canh Tý

Hành Thuỷ – Trực Thu – Sao Cơ

Đại Thử: 23/07/2023 (06/06 âm lịch) lúc 08h51’

Lập Thu: 08/08/2023 (22/06 âm lịch) lúc 01h24’

Hòn Dấu: Nước lớn 17g00’ – nước ròng 05g16’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Cưới hỏi, Về nhà mới, Khai trương, Cầu tài lộc.

Cung hoàng đạo: Sư tử – Con sư tử (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này tính tự lập, năng động, thẳng thắn, giàu tham vọng, nóng nảy, kiêu ngạo có phần bảo thủ.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Người có niềm tin có thể đi qua bất kỳ phong ba bão táp nào” (Ovidius)

“Chỉ có tôi mới có thể thay đổi cuộc đời mình. Không ai có thể làm điều đó cho tôi” (Carol Burnett)

“Lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng” (Joachim Peiper)

Kiến nghị gỡ khó về tăng lương cho giáo viên

Trước kiến nghị của hơn 300 giáo viên Hà Nội về quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT làm mất cơ hội tăng lương, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ có văn bản hướng dẫn trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cao nhất.

Hơn 300 giáo viên kiến nghị mất cơ hội tăng lương do quy định của Bộ GD-ĐT về thăng hạng giáo viên
Hơn 300 giáo viên kiến nghị mất cơ hội tăng lương do quy định của Bộ GD-ĐT về thăng hạng giáo viên

Trước kiến nghị của hơn 300 giáo viên Hà Nội về quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT làm mất cơ hội tăng lương do không được thăng hạng giáo viên dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cao nhất cho giáo viên.

Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ nhận được đơn kiến nghị về vướng mắc trong triển khai Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung quy định bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập (có hiệu lực thi hành từ ngày 30-5-2023).

Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, Cục đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn các địa phương, trên tinh thần đảm bảo quyền lợi tốt nhất của giáo viên. Dự kiến đầu tuần tới sẽ phát hành văn bản này để các địa phương có cơ sở thực hiện và thầy, cô giáo yên tâm công tác.

Được biết, với hơn 300 giáo viên kiến nghị, Sở Nội vụ Hà Nội đang triển khai thu hồ sơ dự thăng hạng cho giáo viên theo thông tư 08/2023/TT- BGDĐT và yêu cầu giáo viên phải có bằng đại học từ năm 2014, đủ 9 năm tính đến hết thời gian nộp hồ sơ 30/8/2023.

Với quy định này, nhiều giáo viên đạt trên chuẩn trước khi bổ nhiệm xếp lương hạng III mới (tức có bằng đại học trước năm 2019 theo Luật Giáo dục) vẫn không đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Bức tranh toàn cảnh của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (2008 - 2023), Hà Nội đã có bước phát triển nổi bật, giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; dần tiệm cận mục tiêu xây dựng Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại”

Hà Nội đang hình thành là một thành phố năng động, phát triển vượt bậc của cả nước và trong khu vực
Hà Nội đang hình thành là một thành phố năng động, phát triển vượt bậc của cả nước và trong khu vực

Xứng đáng giữ vị trí đầu tàu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hà Nội thời điểm được hợp nhất (tháng 8/2008) có diện tích trên 3.300 km2 với dân số trên 6.230 nghìn người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn. Đến nay, qua 15 năm phát triển (từ 2008 - 2023), dân số đến nay (ước tính đến tháng 6/2023) là trên 8.560 nghìn người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã (huyện Từ Liêm tách lập thành 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm) và 579 xã, phường, thị trấn (tăng 2 phường).

Dân số đông, nông thôn và đô thị có khoảng cách phát triển lớn, nhưng 15 năm qua, Hà Nội đã đưa ra nhiều quyết sách “đúng và trúng”, kịp thời, hiệu quả cho cả các mục tiêu trước mắt và lâu dài.

15 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính, kinh tế Thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Bộ mặt nông thôn ở Hà Nội có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống nông dân không ngừng được chăm lo
Bộ mặt nông thôn ở Hà Nội có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống nông dân không ngừng được chăm lo
Hà Nội xứng đáng giữ vị trí đầu tàu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Hà Nội xứng đáng giữ vị trí đầu tàu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Môi trường an ninh, an toàn, thu hút đầu tư

Để tạo thêm động lực phát triển, thêm dư địa cho tương lai, Hà Nội xác định rõ công tác quy hoạch, đột phát về hạ tầng là khâu đặc biệt quan trọng.

Thành phố đang nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065... Thực hiện đột phá về phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn.

Hà Nội định hướng hoàn thành và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 sau khi được phê duyệt.

Hà Nội cũng đã “thần tốc” giải phóng mặt bằng, khởi công và phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027; Đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô; Phấn đấu đến năm 2025 có 3 đến 5 huyện phát triển thành quận; đến năm 2030 có thêm 1 đến 2 huyện phát triển thành quận.