- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 26 tháng 7 năm 2024 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 25 tháng 7 năm 2024 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 24 tháng 7 năm 2024 tốt hay xấu?
Thứ 7 ngày 27 tháng 7 năm 2024
Năm Giáp Thìn
Tháng Sáu (Thiếu)
Tháng Tân Mùi
Ngày Nhâm Thìn
Giờ Canh Tý
Ngũ hành: Thủy - Sao: Đê - Trực: Thu
Tiểu thử: 06/07/2024 (01/6 âm lịch) lúc 21g21’
Đại thử: 22/07/2024 (17/6 âm lịch) lúc 14g45’
Hòn Dấu: nước lớn 22g27’ - nước ròng 10g50’
Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận lợi: Mua gia súc.
Cung hoàng đạo: Sư Tử – con Sư tử (23/7 – 22/8): Sư Tử là những người đoàn kết, lắng nghe ý kiến của bạn bè và người thân trước khi đưa ra quan điểm riêng. Họ mang trong mình nụ cười chân thành và đơn giản, thái độ tích cực và không bao giờ khóc trước mặt người khác. Mặc dù có tính nóng tính, Sư Tử thông minh và tài giỏi.
Sư Tử dễ phát sinh tình cảm trong môi trường công việc. Khi yêu, họ tỏ ra chân thành và trung thành. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ dễ bị tổn thương sâu sắc khi gặp phản bội hoặc chia tay.
Với tính năng nóng tính và sự thông minh, Sư Tử thích hợp với các công việc mạo hiểm như quản lý bán hàng, khởi nghiệp, hướng dẫn viên, stylist, nghệ sĩ.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Sự kiên trì chính là khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại” (Donald Trump)
“Hãy cứ tiến về phía trước, không gì có thể thay thế được sự kiên trì đâu. Tài năng ư? Có vô số kẻ tài năng và thất bại. Thiên tài ư? Thế giới đầy những đứa con hoang được giáo dục. Kiên trì và quyết đoán là đủ” (Ray Kroc)
“Thành công không đến với những ai chỉ nỗ lực một vài lần” (Khuyết danh)
* Ngày này năm xưa:
- Ngày 27/7/1947, tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra cuộc họp để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày trong năm làm ngày "Thương binh”. Sau khi xem xét, hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc. Tại đây, ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi anh em thương binh toàn quốc. Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Hằng năm vào dịp này, Người cũng đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sĩ.
Khu Di tích lịch sử Quốc gia 27/7 thuộc thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên – nơi ghi nhận sự ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Ảnh: qdnd.vn |
Từ tháng 7/1955, Ngày Thương binh được đổi thành Ngày Thương binh-Liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh-Liệt sĩ của cả nước.
Ngày 27/7 hằng năm là dịp để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, nhắc nhở mỗi chúng ta về truyền thống yêu nước, về lòng tự hào dân tộc, về trách nhiệm phải sống, lao động, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước.
- Ngày 27/7/1953, Báo Cứu Quốc, số 2378, đăng bài “Tự phê bình và phê bình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ký bút danh Đ.X). Người chỉ rõ: Để nâng cao trình độ lý luận và chính trị, mỗi đảng viên cần phải luôn luôn thực hành thật thà tự phê bình và phê bình. Đảng thì dùng cách chỉnh Đảng, chỉnh huấn để giáo dục đảng viên. Về mặt tổ chức, Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm. Phải tiến hành xây dựng Đảng trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó không chỉ là công việc của Đảng, của đảng viên mà là của toàn dân. Đảng viên phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.