Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 25 tháng 7 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 25-7-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho họp mặt, ăn hỏi, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng, mua gia súc, cải táng.

Thứ 5 ngày 25 tháng 7 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Sáu (Thiếu)

Tháng Tân Mùi

Ngày Canh Dần

Giờ Bính Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Giác - Trực: Nguy

Tiểu thử: 06/07/2024 (01/6 âm lịch) lúc 21g21’

Đại thử: 22/07/2024 (17/6 âm lịch) lúc 14g45’

Vũng Tàu: nước lớn 05g03’ - nước ròng 22g51’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, ăn hỏi, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng, mua gia súc, cải táng.

Cung hoàng đạo: Cự Giải – con Cua (22/6 – 22/7): Cự Giải khá thất thường, khó đoán trước. Họ có sự biến đổi giữa nóng và lạnh, buồn và vui, tạo ra sự khó hiểu cho người khác. Họ là những người giàu đức hy sinh, nhạy cảm và trọng tâm hồn, có tính hòa đồng, nhưng cũng có thể kén chọn, sống theo cảm xúc và dễ xúc động.

Người thuộc cung Cự Giải là mẫu người lý tưởng trong tình yêu, được so sánh như một thanh “chocolate đen”. Họ tận hưởng việc chiều chuộng và chung thuỷ trong mối quan hệ. Khi yêu, Cự Giải dành trọn tình cảm và sự quan tâm cho đối tác.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Sự khôn ngoan có giới hạn, còn sự ngu ngốc thì vô hạn” (Rainis)

“Một giấc mơ sẽ chẳng thể trở thành hiện thực nếu chỉ trông chờ vào phép màu, bạn cần đánh đổi bằng mồ hôi, quyết tâm và sự cố gắng” (Colin Powell)

“Muốn mua đồ mà không nhìn giá, hãy lao động mà không nhìn đồng hồ” (Khuyết danh)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 25/7/1938 xuất bản tác phẩm "Vấn đề dân cày" của các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm ký bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình phát hành tại Hà Nội.

Vận dụng lý luận của nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng và thực tiễn khảo sát đời sống nông thôn, các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bức thực dân và phong kiến, đề cập đến vần đề ruộng đất và dân cày. Cuốn sách phê phán nhận thức quan điểm sai lầm đối với dân cày và vạch rõ vị trí của người dân cày trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách lên tiếng tố cáo chính sách phản động của đế quốc phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn vay lãi nặng... và nêu lên yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận nhân dân Pháp.

- Nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng qua đời vào ngày 25/7/1960. Ông sinh nǎm 1912 ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Học tập ở Hải Phòng, làm thư ký nhà Đoan, rồi về Hà Nội Viết vǎn để ký thác tấm lòng với đất nước. Ông có sở trường về đề tài lịch sử, đã viết các tiểu thuyết: "Đêm hội Long Trì", "An Tư công chúa", kịch "Vũ Như Tô", "Cột đồng mã viện" - Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp ông viết kịch "Bắc Sơn", "Những người ở lại", "Kỹ sư Cao Lạng" - Hoà bình lập lại, ông viết "Truyện Anh Lực", "Bốn nǎm sau", "Luỹ Hoa""Sống mãi với Thủ đô".

Nguyễn Huy Tưởng là nhà vǎn người Hà Nội và có nhiều tác phẩm về Hà Nội có giá trị.