Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 26 tháng 7 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 26-7-2023 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cầu tài, cầu phúc, giao dịch, ký kết, cưới hỏi.

Thứ 4 ngày 26 tháng 7 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Sáu (Thiếu)

Tháng Kỷ Mùi

Ngày Ất Dậu

Giờ Bính Tý

Hành Thuỷ – Trực Mãn – Sao Chẩn

Đại Thử: 23/07/2023 (06/06 âm lịch) lúc 08h51’

Lập Thu: 08/08/2023 (22/06 âm lịch) lúc 01h24’

Vũng Tàu: Nước lớn 07g07’ – nước ròng 00g34’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hom nay thuận cho việc: Cầu tài, Cầu phúc, Giao dịch, Ký kết Cưới hỏi.

Cung hoàng đạo: Sư tử – Con sư tử (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này tính tự lập, năng động, thẳng thắn, giàu tham vọng, nóng nảy, kiêu ngạo có phần bảo thủ.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Dù cây vươn cao bao nhiêu, lá bao giờ cũng rụng về cội” (Ngạn ngữ Malaysia)

“Ai có sức khỏe thì có hy vọng, ai có hy vọng thì có tất cả” (Tục ngữ Ả rập)

“Một thân hình cân đối, khỏe mạnh là tuyên ngôn thời trang tốt nhất” (Jess C. Scott)

Số ca mắc thủy đậuHà Nội bất ngờ tăng trái mùa

Bệnh thủy đậu thường tăng và bùng phát vào mùa đông xuân, nhưng ở tuần vừa qua số ca mắc bệnh này tại Hà Nội lại bất ngờ tăng mạnh.

Điều trị cho bệnh nhân mắc thủy đậu, tại Bệnh viện Bạch Mai

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nếu như ở tuần 28 (từ 7 đến 14-7), thành phố chỉ ghi nhận 7 ca mắc thủy đậu thì đến tuần 29 (từ ngày 14 đến 21-7 vừa qua) ghi nhận tới 33 ca mắc.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 1.911 ca mắc thủy đậu, tăng 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Hay theo ghi nhận tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây cũng tiếp nhận nhiều ca mắc thủy đậu nặng, phải nhập viện, trong đó có 2 trường hợp tử vong và đều là người lớn.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, người lớn khi mắc thủy đậu thường có biến chứng nặng hơn. Nguyên nhân vì người lớn thường có bệnh nền và khi phát hiện thường muộn hơn hoặc có chẩn đoán nhầm so với các bệnh khác.

Để phòng bệnh, người dân nên đi tiêm phòng vaccine thủy đậu, không nên chủ quan với suy nghĩ bệnh thủy đậu chỉ mắc ở trẻ em, bị vài ngày rồi khỏi.

Người lớn cũng phải có ý thức phòng bệnh, khi thấy trẻ em mắc bệnh hoặc người xung quanh mắc bệnh, phải có biện pháp đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc vì bệnh lây qua đường hô hấp.

Tránh quá tải nộp lệ phí trực tuyến đăng ký xét tuyển đại học, Bộ GD-ĐT chia lịch cho từng địa phương

Từ ngày 31-7 đến 17h ngày 6-8-2023, Bộ GD-ĐT sẽ mở cổng cho thí sinh nộp lệ phí xét tuyển đại học 2023, tuy nhiên để tránh quá tải hệ thống, Bộ đã chia lịch nộp phí theo từng khu vực.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, thí sinh phải hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung trước 17h ngày 30/7. Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8, các em nộp lệ phí đăng ký xét tuyển.

Tương tự năm ngoái, Bộ GD-ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị hạ tầng kết nối và thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Để đảm bảo việc nộp lệ phí diễn ra an toàn, tránh quá tải, Bộ mở hệ thống thanh toán theo 6 đợt và chia nhóm tỉnh/thành (dựa trên phiếu đăng ký của thí sinh).

Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở phổ biến tới thí sinh để thực hiện theo đúng lịch phân chia nêu trên, đồng thời chuẩn bị phương án hỗ trợ thanh toán giúp thí sinh trên giao diện phần mềm thanh toán của thí sinh trong trường hợp thí sinh không thể tự thực hiện, đặc biệt là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn thí sinh vùng sâu, vùng xa.

Năm 2023, hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 943.000 em đăng ký thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học.

Sau khi thí sinh hoàn thành đăng ký và nộp lệ phí xét tuyển, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện nhiều lần lọc ảo. Điểm chuẩn đại học được công bố trước 17h ngày 22/8.