Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 25 tháng 7 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 25-7-2023 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cưới hỏi, đào đắp, tạo tác, khai trương, cầu tài lộc.

Thứ 3 ngày 25 tháng 7 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Sáu (Thiếu)

Tháng Kỷ Mùi

Ngày Giáp Thân

Giờ Giáp Tý

Hành Thuỷ – Trực Trừ – Sao Dực

Đại Thử: 23/07/2023 (06/06 âm lịch) lúc 08h51’

Lập Thu: 08/08/2023 (22/06 âm lịch) lúc 01h24’

Nha Trang: Nước lớn 04g00’ – nước ròng 08g36’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Cưới hỏi, Đào đắp, Tạo tác, Khai trương, Cầu tài lộc.

Cung hoàng đạo: Sư tử – Con sư tử (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này tính tự lập, năng động, thẳng thắn, giàu tham vọng, nóng nảy, kiêu ngạo có phần bảo thủ.

* Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948):

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hoạt động theo nguyên tắc liên hiệp, hiệp thương, dân chủ.

Liên hiệp có tiền thân là Hội Văn hoá Cứu quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, ngay từ năm 1943, trong lúc cả dân tộc bị buộc vào ách thống trị và bóc lột một cổ hai tròng của phát xít Nhật và thực dân Pháp, và trong hoàn cảnh bị rút vào bí mật, trước biết bao vấn đề nước sôi lửa bỏng của cách mạng, Đảng vẫn tập trung trí tuệ xây dựng và công bố Bản đề cương Văn hóa Việt Nam, không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề cách mạng dân tộc, mà còn có ý nghĩa như bản Cương lĩnh về xây dựng nền văn hóa mới. Tiếp đó, Hội Văn hóa Cứu quốc ra đời, đánh dấu mốc quan trọng về công tác vận động nhân sĩ, trí thức của Đảng. Hội Văn hóa Cứu quốc đã vận dụng linh hoạt và khôn khéo mọi hình thức công khai và bí mật, tiến hành tuyên truyền vận động tập hợp lực lượng, chuẩn bị tổng khới nghĩa.

Trong những ngày đầu của nền độc lập, để thích hợp với tình hình mới, Hội Văn hóa Cứu quốc được mở rộng và đổi tên thành Hội Văn hóa Việt Nam. Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 24 tháng 11 năm 1946 thực dân Pháp nổ súng tấn công Hải Phòng. Cũng ngày đó Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc. Với phong thái ung dung, tượng trưng cho tư thế của toàn dân tộc chủ động, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới, Bác Hồ đến dự và phát biểu với Đại hội, Người nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Tháng 7 năm 1948, Đảng lại tổ chức Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, xốc lại đội ngũ văn hóa, coi đó là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh. Hội nghị thảo luận Báo cáo của đồng chí Trường Chinh "Chủ nghĩa Mác và những vấn đề Văn hóa Việt Nam" và quyết định thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Ngay sau đó Hội nghị Văn nghệ toàn quốc được triệu tập, họp tại Phú Thọ từ ngày 25 đến 27 tháng 7 năm 1948, thảo luận thông qua chính cương, điều lệ và bầu cơ quan lãnh đạo mới, do nhà văn Nguyễn Tuân làm Tổng Thư ký, nhà thơ Tố Hữu làm Phó Tổng Thư ký.

Với các quyết định lịch sử, Hội nghị được xem như một Đại hội, đánh dấu sự ra đời của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định thành lập Đoàn Âm nhạc Việt Nam, Đoàn Sân khấu Việt Nam và cùng với Đoàn Kiến trúc sư đã được thành lập từ trước đặt cơ sở cho sự ra đời các Hội chuyên ngành về sau này. Trước Hội nghị, tạp chí Văn nghệ do nhà thơ Tố Hữu làm thư ký tòa soạn đã ra mắt số đầu tiên và có tiếng vang lớn trong cả nước. Sau Đại hội văn nghệ lại có thêm Nhà xuất bản Văn nghệ do nhà thơ Nguyễn Đình Thi làm Giám đốc hoạt động hiệu quả.

Từ buổi tìm đường trong bí mật, đến việc hình thành một tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất là một bước tiến rất quan trọng của văn nghệ cách mạng, đưa khẩu hiệu "tổ chức để sáng tác, sáng tác để kháng chiến" thành phương châm hành động hàng ngày của mỗi văn nghệ sĩ. Khi văn nghệ được xem là một mặt trận, có nghĩa là mỗi văn nghệ sĩ tìm thấy một lẽ sống, tình nguyện đứng vào một vị trí, dốc sức làm tròn thiên chức của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân.

75 năm qua, các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau vững bước trên con đường cách mạng, sống và sáng tạo ở mũi nhọn cuộc chiến đấu và lao động vĩ đại của nhân dân, bằng sáng tạo nghệ thuật công phu và bền bỉ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã có rất nhiều tác phẩm kết tinh cuộc sống lớn lao của đất nước trong tất cả các loại hình nghệ thuật, trở thành kho lưu giữ tinh thần vô giá về một trong những thời đại vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh.

Các thế hệ văn nghệ sĩ đã không ngừng sáng tạo nên những công trình, tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị, thực hiện theo lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, ngày 19 tháng 7 năm 1948: "Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu đời sau".

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Một tiếng cười sảng khoái và một giấc ngủ dài là cách chữa bệnh hay nhất” (Tục ngữ Ailen)

“Hãy chăm sóc cơ thể của bạn. Đó là lý do duy nhất giữ bạn còn sống” (Jim Rohn)

“Đừng cầu mong một cuộc sống dễ dàng, hãy cầu mong có được sức mạnh để vượt qua khó khăn” (Lý Tiểu Long)

Mới có gần 40% thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Chỉ còn chưa đến 1 tuần nữa sẽ hết hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học nhưng thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy mới có gần 40% thí sinh truy cập hệ thống để đăng ký trực tuyến.

Tư vấn tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, tính đến ngày 22-7, cả nước mới chỉ có khoảng 390.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy lo ngại trước khả năng thí sinh có thể không nắm được quy định. Vì ở mùa tuyển sinh năm trước có những thí sinh đã nhận giấy báo trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm của các trường nên đã yên tâm là đỗ, bỏ qua khâu đăng ký lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT.

Theo đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lưu ý thí sinh về việc bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống, bao gồm cả nguyện vọng xét tuyển sớm đã có giấy báo trúng tuyển của trường và các nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Hệ thống này sẽ đóng vào 17h ngày 30-7. Và ngày 31-7, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển online tương ứng với số lượng nguyện vọng đã đăng ký thì mới hợp lệ.