Xe tăng Liên Xô trang bị đại pháo 152mm vì sao huỷ bỏ?

ANTD.VN -  Cách đây hơn 30 năm Liên Xô đã thành công khi tích hợp pháo cỡ nòng 152,4mm lên xe tăng, loại pháo này có thể phá nát xe tăng đối thủ chỉ với một phát bắn, vậy vì sao dự án này lại bỉ hủy bỏ?
Cả Nga và phương Tây hiện nay đang có xu hướng tích hợp đại pháo, tức pháo lớn hơn cỡ nòng 120mm tiêu chuẩn phương Tây và 125mm tiêu chuẩn của Nga lên xe tăng.
Việc tích hợp pháo lên lên xe tăng sẽ cho phép gia tăng hỏa lực đáng kể, thậm chí chúng có thể tiêu diệt xe tăng đối phương chỉ với một phát bắn.
Trong lịch sử, Nga từng tích hợp pháo 152,4mm lên xe tăng, chúng thuộc dự án Object 292.
Nguyên mẫu đầu tiên của Object 292 hoàn thành vào tháng 9/1990, quá trình thử nghiệm trên thực địa diễn ra vào năm 1991.
Về cơ bản, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nghiên cứu, Object 292 trưng dụng khung gầm xe tăng T-80U và lắp đặt trên đó một tháp pháo mới.
Nga cũng sửa đổi để khoang chứa đạn riêng ở phía sau khá giống với xe tăng phương Tây nhằm tăng độ an toàn cho kíp lái.
Điểm nổi bật nhất của Object 292 là nó được trang bị pháo nòng xoắn LP-83 cỡ 152,4 mm, đây là khẩu pháo lớn nhất lắp đặt trên xe tăng cho đến thời điểm hiện tại.
Khẩu pháo này đủ sức đánh bại mọi xe tăng đối thủ kể cả trong quá khứ lẫn tương lai chỉ với một phát bắn.
Trong hoàn cảnh mà vị thế số 1 về xe tăng của Liên Xô đang bị đe dọa, dự án này ra đời để tiếp tục khẳng định vị thế.
Liên Xô nhận thấy rằng, những chiếc xe tăng phương Tây được trang bị giáp ngày càng tốt hơn, khiến việc tiêu diệt chúng trở nên khó khăn.
Từ yêu cầu thực tế đó đặt ra cho các nhà thiết kế phải chế tạo ra một chiếc tăng vừa có sự hiện đại của những thiết bị điện tử trên xe giống như phương Tây, lại vừa duy trì được hỏa lực vốn là thế mạnh của các dòng tăng Liên Xô và Nga. .
Tổng công trình sư N.S Poôpv là người được giao nhiệm vụ để phát triển dòng xe tăng này.
Do rút ngắn thời gian và để tiết kiệm chi phí, nhà phát triển đã tận dụng khung gầm T-80U, vì thế mọi đặc tính kỹ thuật về động cơ cũng y hệt như dòng xe tăng huyền thoại Liên Xô.
Do sử dụng pháo lớn, tháp pháo lại không mấy thay đổi, chỉ là sửa đổi để khoang chứa đạn ra phía sau, vì thế dữ trữ đạn chỉ là 16 viên.
Số lượng chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 lượng đạn dữ trữ so với đa số các loại tăng cùng thời.
Việc mang một pháo có cỡ nòng lớn nên trọng lượng của xe tăng này đã vượt qua mức 48 tấn trên xe tăng T-80U, điều này làm giảm sức cơ động.
Khi thử nghiệm trên thực địa, dòng xe tăng này đã vượt qua hết các bài thử nghiệm một cách đơn giản.
Tuy nhiên với các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt hơn, các nhà phát triển đã nhanh chóng nhận ra đây không phải là dòng xe tăng tuyệt vời.
Việc không có một động cơ đủ khỏe để kéo tải khối lượng nặng của xe tăng sẽ làm giảm tính năng cơ động trên các địa hình chiến trường phức tạp.
Mặt khác khung gầm của dòng xe tăng T-80U chỉ được thiết kế để trang bị pháo 125mm, việc mang một khẩu pháo 152,4mm lại là chuyện khác.
Không thể phủ nhận uy lực của khẩu pháo này, nhưng cỡ nòng "khủng" nên độ giật của pháo lớn, điều này làm giảm tính năng chính xác cũng như ảnh hưởng đến kết cấu khung thân.
Các dòng xe tăng nòng cốt của Nga như T-62, T-64, T-72, T-80 và cả T-90 đều có kích thước và trọng lượng khiếm tốn hơn nhiều so với xe tăng phương Tây.
Về trọng lượng, xe tăng Nga chỉ dao động từ 38-48 tấn, trong khi xe tăng phương Tây thường từ 55-65 tấn.

Chỉ đến khi dòng xe tăng T-14 Armata ra đời, kích thước và trọng lượng của xe tăng Nga mới tăng lên.

Moscow cũng không giấu tham vọng sẽ đem pháo cỡ 152mm lên dòng xe tăng mới này này.

Với yếu tố kỹ thuật khó khắc phục và sự tan rã của Liên Xô dẫn tới khó khăn về tài chính, vì vậy cuối cùng dự án này đã bị hủy bỏ.

Nguyễn mẫu Object 292 hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Kubinka, nó được xem như bước chuyển tiếp giữa xe tăng thế hệ 3 và 4.
Mặc dù bị huỷ bỏ nhưng các thành tựu trong việc phát triển pháo lớn cỡ nòng 152mm vẫn rất có giá trị, chúng sẽ sớm được Nga mang ra ứng dụng trên mẫu xe tăng chủ lực T-14 Armata.