Xe tăng Challenger 2 có thể đã bị bắn hạ ngay trên đất Nga?
Việt Hùng
ANTD.VN - Truyền thông Anh nói rằng Ukraine đã triển khai xe tăng Challenger 2 cho chiến dịch đột kích vào lãnh thổ Nga tại tỉnh Kursk, tuy nhiên một chiếc đã bị UAV Lancet đã phá hủy. Hiện Kiev chưa lên tiếng về thông tin này.
Kênh truyền hình Sky News của Anh hôm 15/8 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết xe tăng Challenger 2 nước này viện trợ cho Ukraine đã tham gia chiến dịch tấn công tỉnh Kursk, đánh dấu lần đầu loại khí tài này được triển khai trên lãnh thổ Nga kể từ khi chúng được chuyển giao vào năm ngoái.
Nguồn tin giấu tên của hãng BBC sau đó cũng đưa ra thông tin tương tự, nhấn mạnh điều này phù hợp với thỏa thuận sử dụng vũ khí viện trợ giữa London và Kiev.
Lữ đoàn số 82 của Ukraine là đơn vị duy nhất vận hành xe tăng Challenger 2, hiện lực lượng này là một trong những đơn vị xung kích trong chiến dịch tại Kursk.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh không bình luận về thông tin, nhưng khẳng định Ukraine có quyền sử dụng khí tài do Anh viện trợ để tự vệ và "điều này không loại trừ những chiến dịch trên lãnh thổ Nga".
Điều này đồng nghĩa với gần như toàn bộ vũ khí được London chuyển giao cho Kiev trừ tên lửa hành trình đều có thể được huy động cho cuộc tấn công tỉnh Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó công bố video máy bay không người lái (UAV) theo dõi một xe tăng Ukraine đang rút về nơi trú ẩn trong rừng.
UAV tự sát Lancet sau đó lao xuống mục tiêu, gây ra vụ nổ dữ dội và phá hủy hoàn toàn mục tiêu.
Quân đội Nga không nêu chủng loại xe tăng, nhưng các tài khoản ủng hộ chiến dịch của Moscow nói rằng đó là chiếc Challenger 2 tham chiến tại Kursk. Giới chức Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Anh viện trợ tổng cộng 14 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine, tất cả được biên chế cho Lữ đoàn Xung kích Đường không số 82 từ tháng 3/2023.
Tuy nhiên ngay khi tham chiến ít lâu, xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Ukraine bị bắn cháy gần làng chiến lược Rabotino ở tỉnh Zaporizhzhia hồi tháng 9/2023, đánh dấu lần đầu mẫu xe tăng này bị đối phương phá hủy hoàn toàn kể từ khi được Anh đưa vào biên chế.
Quân đội Ukraine sau đó rút xe tăng Challenger 2 về tuyến sau và sử dụng nó như ổ hỏa lực di động, tránh đụng độ trực tiếp với tên lửa dẫn đường và UAV tự sát của Nga.
Các binh sĩ Ukraine hồi tháng 3 tiết lộ rằng chỉ 7 chiếc Challenger 2 còn khả năng chiến đấu. được sửa chữa, trong đó một xe phải thay nòng pháo.
Trong 6 xe còn lại, một chiếc dành để huấn luyện ở hậu phương, 5 xe hư hỏng nhưng chưa có phụ tùng thay thế. Hai xe cũng bị hư hại trong chiến đấu nhưng đã
Trước khi UAV tự sát trở nên phổ biến trong xung đột thì Challenger 2 được xem là một trong những loại xe tăng có hệ thống phòng vệ tốt nhất thế giới.
Với lớp giáp Chobham, kíp lái vẫn có thể toàn mạng ngay cả khi xe bị trúng đạn.
Trong suốt quá trình tham chiến của mình, tỷ lệ Challenger 2 bị bị phá hủy bởi hỏa lực đối phương cực thấp, ngay cả khi chúng hứng chịu hàng chục quả đạn RPG-7.
Thành tích chiến đấu nổi bật của Challenger 2 là ở chiến trường Iraq, đặc biệt trong trận chiến tại thành phố Basra một chiếc Challenger 2 bị trúng tới 70 phát đạn RPG nhưng tổ lái vẫn an toàn.
Challenger 2 là xe tăng chủ lực của quân đội Hoàng gia Anh, ra đời năm 1998, có lớp giáp Chobham tốt nhất thế giới.
Challenger 2 cũng được trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại, trong đó có bộ xử lý đặc biệt giúp tối ưu hóa hoạt động cho xạ thủ, chỉ huy.
Challenger 2 chính thức được sử dụng trong lục quân Anh kể từ năm 2001. Mặc dù được dựa theo Challenger 1, nhưng Challenger 2 chỉ sử dụng 5% các thiết bị giống với phiên bản cũ.
Anh hiện đang có kế hoạch nâng cấp Challenger 2 với hệ thống tự vệ chủ động Trophy của Israel.
Về hỏa lực xe tăng Challenger 2 được trang bị pháo nòng xoắn 120mm L30A1 cực mạnh.
Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, Challenger 2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ tác chiến, cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn.
Điển hình trong số đó là hệ thống ngắm cho phép chỉ huy xe và xạ thủ có thể quan sát cùng lúc một mục tiêu.
Ngoài ra Challenger 2 còn được trang bị súng máy đồng trục L94A1 7.62mm bên trái tháp pháo với tốc độ bắn 520-550 viên/phút.
Bên trên tháp pháo còn được tích hợp hệ thống vũ khí điều khiển tự động với một súng máy L37A2 7.62mm có thể điều khiển từ bên trong xe, hoặc trang bị súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm.
Để di chuyển cỗ xe tăng nặng 62,5 tấn này, xe được trang bị động cơ diesel Perkins CV-12 TCA Condor với công suất 1.200 mã lực giúp xe di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ 56km/h.
Thông số cơ bản của xe tăng Challenger 2: chiều dài 8,3 m (11,5 m với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,5 m (4,2 m khi lắp thêm giáp phụ); chiều cao 2,49m; trọng lượng 62,5 tấn; kíp xe 4 người.
Challenger 2 đã góp công rất lớn giúp Quân đội Hoàng gia Anh giành được những chiến thắng vang dội tại chiến trường Iraq.
Tuy nhiên đứng trước thách thức bởi một dòng tăng có tính cách mạnh như T-14 Armata, Anh đã phải nâng cấp loại tăng chủ lực này.
Nguyên mẫu xe tăng mới được nâng cấp mang tên "Black Night" (Đêm đen), mới được công ty quốc phòng Anh BAE Systems giới thiệu vào năm 2018.
Hiện nay lực lượng vũ trang Anh có 400 xe tăng Challenger 2, chiếc đầu tiên của nó rời khỏi dây chuyền lắp ráp vào năm 1994.
Đây là con số khá ít ỏi tuy nhiên người Anh cho rằng, thời đại hoàng kim của xe tăng đang dần lùi vào dĩ vàng để thay thế bằng trực thăng tấn công và tên lửa chính xác, vì thế không nhất thiết cần phải có nhiều xe tăng.