Viện Đại học Kỷ lục Thế giới tôn vinh ông Phạm Hồng Điệp về bảo vệ môi trường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT công ty CP Shinec ( chủ đầu tư dự án khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng) đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Tiến sỹ danh dự" của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới, trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings).

Do Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) tổ chức, chương trình “Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần thứ 4” vừa diễn ra tại Thủ đô Newdehli (Ấn Độ). Chương trình có sự tham gia của gần 3.000 lãnh đạo các doanh nghiệp và cộng đồng kỷ lục gia trên thế giới.

Tại chương trình, ông Phạm Hồng Điệp đã đón nhận danh hiệu là "Tiến sỹ danh dự" của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới với nội dung: “Doanh nhân – Luật sư nghiên cứu, thực hiện các đề tài đạt nhiều giải thưởng Quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, để ứng dụng vào việc xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam”.

Trước đó, ông Phạm Hồng Điệp cũng đã đón nhận 2 Kỷ lục Việt Nam, do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đồng thời ông cũng đã được Liên đoàn các nhà sáng tạo Thế giới trao tặng Đĩa Vàng sáng tạo và Huy hiệu thành viên của liên đoàn, vì những sáng tạo và đóng góp không ngừng nghỉ của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ông cũng chính là doanh nhân trẻ đạt giải thưởng "Nhân tài Đất Việt" trong lĩnh vực môi trường.

Doanh nhân - luật sư Phạm Hồng Điệp (trái) vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sỹ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới

Doanh nhân - luật sư Phạm Hồng Điệp (trái) vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sỹ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới

Là một người thích kinh doanh nhưng đồng thời cũng rất yêu thiên nhiên môi trường, doanh nhân Phạm Hồng Điệp chia sẻ, ông đã đi nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam, chứng kiến biết bao làng quê ở trong tình trạng ô nhiễm bởi rác thải, ruồi muỗi và bệnh tật. Thực trạng đó khiến ông suy nghĩ rất nhiều.

Từ những trăn trở đó, ông không ngừng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Singapore và Nhật Bản, những nước được coi là có những mô hình khu công nghiệp sinh thái với hình thức kinh tế tuần hoàn chuẩn mực.

Với kiến thức dày công tìm hiểu nghiên cứu, ông Phạm Hồng Điệp đã xây dựng khu công nghiệp Nam Cầu Kiền hướng tới các hoạt động kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải cacbon, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn chất thải. Đó là việc tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải của nhà máy này làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khác. Các nhà máy hướng tới sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch), xử lý chất thải tập trung. Như vậy, hiểu một cách đơn giản là “tự sản, tự tiêu”, hình thành nên một hệ sinh thái công nghiệp cộng sinh.