- Khoáng sản là “miếng mồi ngon” để các đối tượng lợi dụng khai thác triệt để...
- Tội phạm mạng gây nhiều hệ lụy phức tạp...
- ĐBQH: Cần xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, mua bán xe đạp điện kém chất lượng
Tham gia ý kiến tại phiên họp sáng 5-11, đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội) cho biết, qua kinh nghiệm từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa…của Trung Quốc, có thể thấy, đại học có nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ thầy cô, nhà khoa học đông đảo, có khối tài sản công rất lớn, chỉ còn thiếu cơ chế để có thể vận hành tự chủ và tạo nguồn thu lớn. Do vậy, pháp luật về sử dụng tài sản công cần cởi mở hơn với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục.
Theo đại biểu, Luật Thủ đô đã có những quy định ưu việt trong sử dụng tài sản công, tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng không phải là đối tượng áp dụng của Luật Thủ đô. Đại biểu kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý sử dụng tài sản công theo hướng giúp Đại học được chủ động hơn trong khai thác hiệu quả tài sản công theo quy chế tài chính, có kiểm toán đầy đủ, mang lại các nguồn thu, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đại học.
|
Đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội) phát biểu |
Liên quan đến kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đại biểu cho biết, vấn đề này đã có bước tiến bộ so với năm trước. Tuy nhiên, khi đã xác định giai đoạn sắp tới cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo hướng đến kỷ nguyên vươn mình, cần chú trọng thật sự chú trong tới giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và khoa học công nghệ. Nếu đầu tư tốt cho 3 lĩnh vực này trong thời gian tới thì sẽ tạo ra bứt phá, đem đến kết quả lâu dài cho các giai đoạn sau.
“Để quốc gia có bước đột phá về đổi mới sáng tạo thì phải dựa vào các nhà khoa học. Đối với hiệu quả của nghiên cứu khoa học, chúng ta cần đặt niềm tin trước, các nhà khoa học cần được chọn lọc, đánh giá kỹ, có cam kết về sản phẩm đầu ra, đầu tư theo các hướng nghiên cứu mang tính chất dài hạn và bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tuy vậy, hiện việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, các doanh nghiệp công nghệ còn yếu, nên vấn đề phát triển, đổi mới sáng tạo cần được chú trọng trong thời gian tới” - đại biểu nói.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần có đổi mới về cơ chế phân bổ kinh phí khoa học công nghệ. Hiện nay thủ tục thanh quyết toán rất chậm, nhiều rào cản, các định mức còn lạc hậu…
|
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) tranh luận |
Phát biểu tranh luận với đại biểu Lê Quân tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) bày tỏ đồng tình với việc tăng chi cho giáo dục đào tạo và quan tâm hơn nữa cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…
Đại biểu cho biết, trong phiên thảo luận về kinh tế- xã hội hôm qua, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay mới chỉ có 28% lao động được đào tạo, cấp chứng chỉ. Như vậy là 72% còn lại chưa được qua đào tạo, cấp chứng chỉ, tương đương với khoảng hơn 37 triệu lao động chưa được qua đào tạo.
Như vậy, sẽ rất khó giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khó nắm bắt được ngành nghề kinh tế mới và thực hiện đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ. Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị, cần mở rộng đào tạo ngành nghề cho các lĩnh vực còn thiếu lao động, đồng thời liên kết với các nước tiên tiến để đào tạo các lĩnh vực mới và khai thác triệt để Quỹ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.