Vì sao Nga, Belarus diễn tập chung lái khiến cả NATO và Ukraine lo lắng?

ANTD.VN - Nga, Belarus diễn tập chung tại thao trường Brestsky gần biên giới Ukraine, điều này khiến cả NATO và Kiev lo lắng trong bối cảnh căng thẳng có thể biến thành xung đột lớn.
Các đơn vị Nga và Belarus ngày 3/2 tổ chức diễn tập chung tại thao trường Brest để kiểm tra lực lượng trước thềm tập trận Union Resolve 2022, dự kiến diễn ra ngày 10-20/2.
Các đơn vị không quân, pháo binh cùng bộ binh và lực lượng đổ bộ đường không của hai quốc gia này cùng huấn luyện khoa mục đổ bộ tấn công mục tiêu giả định trong diễn tập.
Lực lượng Nga và Belarus triển khai xe tăng, thiết giáp cùng pháo tự hành 2S3M, 2S9 và súng cối 2B23 trong diễn tập.
Các đơn vị pháo binh nã đạn tiêu diệt chỉ huy sở giả định của đối phương, sau đó tấn công các mục tiêu khác. ển khai hơn 30.000 quân tới Belarus tham gia tập trận.
Cuộc diễn tập ngày 3/2 cùng tập trận chung Union Resolve 2022 của Nga và Belarus diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang quanh vấn đề Ukraine.
Mỹ cho rằng Nga có thể nhân cơ hội tập trận để chuyển quân và trấn giữ các khu vực gần biên giới Ukraine, điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho Kiev trong trường hợp xảy ra xung đột.
Với việc điều động tới 30.000 quân tới Belarus tập trận của Nga được coi là cuộc di chuyển quân lớn nhất tại châu Âu trong vài thập niên gần đây.
Trực thăng tấn công Mi-24 yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất, trong khi Mi-8MTV-5 triển khai lực lượng đổ bộ đường không
Quân nhân hai nước sử dụng máy bay không người lái (UAV) trinh sát mục tiêu trước khi máy bay Yak-130 và cường kích Su-25 oanh tạc các mục tiêu trên mặt đất.
Tiếng gầm rú của các binh đoàn xe tăng Nga và Belarus tại thao trường Brest khiến cho Ukraine theo dõi đặc biệt bởi khu vực này tiếp giáp gần với biên giới hai nước.
Đợt tập trận "Quyết tâm Đồng minh" giữa Nga và Belarus được chia thành hai giai đoạn và sẽ kết thúc ngày 20/2.
Giai đoạn đầu kéo dài đến ngày 9/2, trong đó quân đội Nga và Belarus sẽ thực hành triển khai lực lượng, thành lập các đơn vị tác chiến đặc nhiệm ở những khu vực nguy hiểm trong thời gian ngắn.
Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm phòng thủ cơ sở hạ tầng then chốt và bảo vệ biên giới chung, đồng thời kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng trực chiến phòng không.
Trong giai đoạn hai, binh sĩ Nga và Belarus sẽ thực hành tình huống đẩy lùi các đợt tấn công từ nước ngoài, chống khủng bố và bảo vệ lợi ích quốc gia của hai nước.
Ngoài các xe tăng hiện đại, trong cuộc tập trận lần này Nga điều cả tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và tiêm kích đa năng Su-35S, tới Belarus để tham gia diễn tập.
Đợt hiện diện của quân đội Nga tại Belarus khiến phương Tây lo ngại lực lượng Nga có thể tiến vào Ukraine từ ba hướng.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng cảnh báo đây có thể là "dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh", đồng thời khẳng định "rất cảnh giác với mọi điều Nga đang làm".
NATO cáo buộc Nga điều khoảng 120.000 quân tới sát biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực.
Nga tuyên bố những cáo buộc này "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.
Quân đội Ukraine nhận định Nga đang duy trì 127.000 binh sĩ và nhiều lữ đoàn tên lửa đạn đạo Iskander ở biên giới.
Giới chuyên gia nhận định nhiều khu vực trọng yếu của nước này, trong đó có thủ đô Kiev, đều nằm trong tầm bắn tên lửa Nga.
Hiện "ngân hàng máu" của Nga dành cho binh lính bị thương trong trường hợp nổ ra xung đột cũng đã được triển khai tới gần khu vực biên giới với Ukraine.
Những động thái của Nga khiến phương Tây và Kiev lo lắng về một cuộc tấn công lớn nhắm vào Ukraine đang ngày một đến gần.
Tuy vậy cũng có một số ý kiến cho rằng, động thái của Nga nhằm gây sức ép lên phương Tây buộc họ phải nhượng bộ về vấn đề Ukraine, bởi lẽ nếu cuộc chiến xảy ra sẽ không có lợi cho cả Nga, thậm chí Moscow có thể sẽ sa lầy.