Ưu nhược điểm của phương án tự hành hóa tên lửa phòng không theo "phong cách Cuba"

ANTD.VN - Đưa bệ phóng đạn tên lửa phòng không SA-2/3 lên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực sẽ mang lại sức cơ động vượt trội cho những vũ khí này. Hãy cùng khám phá ưu nhược điểm của phương án tự hành hóa tên lửa phòng không theo "phong cách Cuba".

S-75 Volga/Dvina hay còn được gọi bằng cái tên SA-2 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung - xa nổi tiếng do Liên Xô chế tạo. Tổ hợp này sử dụng đạn đánh chặn V-750 đặt trên bệ phóng SM-90

Rất dễ nhận thấy tổ hợp SA-2 có kích thước khá cồng kềnh, sức cơ động thấp, thời gian chuyển trạng thái chiến đấu chậm do phải làm thao tác đưa đạn từ xe TMZ lên tới bệ phóng, việc làm này tốn rất nhiều công sức

Vấn đề tự hành hóa các quả đạn V-750 cùng bệ phóng SM-90 đã được đặt ra từ lâu, trong đó phương án mà Quân đội Cuba áp dụng đó là tận dụng khung gầm xe tăng T-34 có thể xem như cách làm khá sáng tạo

Họ tháo bỏ tháp pháo của xe tăng T-34 và lắp ráp lên đó bệ phóng SM-90 cùng cơ cấu điều khiển, giúp cho sức cơ động của tổ hợp tên lửa phòng không SA-2 tăng lên đáng kể

Tuy nhiên phải, cách làm trên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như bắt buộc phải rải cáp điều khiển từ xe chỉ huy tới xe bệ phóng, khiến cự ly triển khai cách nhau vẫn khá gần, ngoài ra kích thước lớn của đạn khiến khả năng leo dốc của tổ hợp bệ phóng tự hành mới rất hạn chế

Tương tự như tổ hợp S-75 Dvina, S-125 Neva/Pechora (SA-3) cũng là một hệ thống tên lửa phòng không tầm trung sử dụng bệ phóng cố định. Nhờ kích thước nhỏ gọn do đạn V-600 sử dụng nhiên liệu rắn mà trên mỗi bệ 5P71 hoặc 5P73 có từ 2 tới 4 đạn sẵn sàng phóng

Việc đưa đạn V-600 của tổ hợp SA-3 lên khung gầm xe tăng T-34 cũng đã được Cuba thực hiện, kết cấu của chiếc chiến xa này cho phép mang theo 2 đạn

So với SA-2, tổ hợp SA-3 tự hành của Cuba rõ ràng có tính cơ động cao hơn nhiều do tên lửa V-600 có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, thỏi nhiên liệu rắn của nó không gây nguy cơ cháy nổ lúc hành quân như nhiên liệu lỏng của đạn V-750

Nhưng đáng tiếc rằng điểm yếu cố hữu đó là xe mang bệ phóng vẫn phải kết nối với xe chỉ huy thông qua đường cáp hữu tuyến vẫn chưa được loại bỏ, khiến cho nó chưa thể sánh được với các phiên bản nâng cấp tên lửa Pechora do Nga hay Belarus tiến hành

Nhưng trên hết, vẫn phải thừa nhận rằng cách làm trên của Quân đội Cuba là một hình mẫu đáng để học tập do thực hiện khá đơn giản, chi phí rẻ, phù hợp với những lực lượng vũ trang có nguồn lực khoa học kỹ thuật hay tài chính còn hạn chế