Tranh cực thực gây nhiều sửng sốt của họa sĩ, dịch giả Trịnh Lữ

ANTD.VN - "Vẽ gì cũng là tự hoạ", triển lãm cá nhân hiếm hoi của dịch giả, họa sĩ Trịnh Lữ vừa diễn ra tại Hà Nội. Các bức tranh hiện thực, cực thực của ông gây không ít sửng sốt với người xem vì độ tinh tế, tỉ mỉ đến từng centimet trong tác phẩm.

Chân dung nhà thơ Hữu Loan, phấn màu, 2008

Trịnh Lữ không phải là cái tên xa lạ gì với cả giới hội họa và văn học

Ông là tên tuổi quen thuộc với nhiều độc giả Việt Nam trong vai trò dịch giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như: "Cuộc đời của Pi", "Đại gia Gatsby", "Rừng Na Uy", "Con nhân mã ở trong vườn", "Utopia", "Biển"...

Ông nhận giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004 - 2005.

Bức chân dung tự họa của ông

Ông cũng là họa sĩ đã ra mắt triển lãm cá nhân nhiều lần ở nước ngoài.

Triển lãm cá nhân đầu tiên của Trịnh Lữ được tổ chức năm 1993 tại Upstair Gallery ở Ithaca và tờ nhật báo Ithaca Journal khi ấy bầu chọn Trịnh Lữ là "Nghệ sĩ của năm".

Triển lãm cá nhân thứ hai cũng tại Ithaca, do Artifax Gallery tổ chức năm 1994. Các ấn phẩm thiết kế của ông đã từng dùng tại Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc tại New York

Bức chân dung vẽ nhà văn Đỗ Phấn, Hà Nội năm 2006, chì than

Trịnh Lữ cũng là thành viên của nhóm họa sĩ Hiện thực. Bức "Đan lại áo cũ", Hà Nội 1982, phấn màu

Bức "Khuê", Hà Nội 1974, bột màu

Bức "Tụng kinh dưới ánh đèn dầu", Hà Nội 1987, phấn màu trên giấy canso
Chân dung họa sĩ Lưu Công Nhân, chì than, Hà Nội năm 1968
Chân dung họa sĩ Bùi Ngọc Quang, Hà Nội, 2013-2017, sơn dầu trên tấm cứng
"Cậu đánh giày", Hà Nội 2015, sơn dầu trên toan
Chân dung nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long, Hà Nội 2017, phấn màu
Bức "Em Trang hàng xóm", Hà Nội 1962, chì than
"Cháu chơi lego", Shorewood 2017, phấn màu trên pastel mat
Chân dung Minh Tuệ, Hà Nội 2018, phấn màu


Chân dung "Mẹ tôi-họa sĩ Nguyễn Thị Khang", Hà Nội năm 1981, phấn màu trên giấy canso
"Núp hoa tựa sách", Hà Nội 2021, phấn màu trên giấy nhung
"Bên cửa sổ", Hà Nội năm 1971, màu bột

"Khóm lá rừng", Lạng Sơn 1966, màu nước

"Di vật của cha", Hà Nội 2020, phấn màu trên giấy Ingres
Thuyền bãi cháy.

"Hàng Quạt sớm mùng Một Tết", Shorewood, 2017, phấn màu

Không khí mùa xuân được họa sĩ Trịnh Lữ trong tranh
Ông chia sẻ: “Tôi vẽ theo lối 'mắt thấy, tay vẽ', mà phải yêu cái gì thì mới vẽ được cái đấy. Sau vẽ nhiều thì nhận ra là cái mình vẽ chính là cách mình nhìn, cách mình cảm thấy, và do đó chính là con người mình. Thành ra, vẽ gì ngoại cảnh cũng thực là vẽ cái thế giới nội tâm và vẽ chính mình”.
Họa sĩ Trịnh Lữ học hội họa và thiết kế từ nhỏ khi có cha là họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) và mẹ là họa sĩ Nguyễn Thị Khang.
Sau này ông tu nghiệp thêm về hội họa và tâm lý học thị giác ở Đại học Cornell (1992-1994); hội họa, lịch sử và phê bình mỹ thuật tại đại học Wisconsin ở Milwaukee (2014-2018) tại Mỹ.
Bức "Đồng Xuân sớm mùng 1 Tết".
Các bức tranh của ông lần này được trưng bày theo 3 mảng chính: tranh phong cảnh, tranh chân dung và tranh tĩnh vật theo phong cách “bức tường tranh” (gallery-wall).
Sớm mùng một Tết ở Hàng Chiếu, Ô Quan Chưởng.
Triển lãm "Vẽ gì cũng là tự họa" đã đem lại những rung cảm nghệ thuật đầy tri thức và ấm áp dành cho những người yêu mỹ thuật, quý mến người họa sĩ tài hoa này. Bức "Một chiều bên hồ Michigan".
"Yên Phụ một chiều cuối năm, Hà Nội năm 1988, phấn màu