Tổng thống Nga cáo buộc lãnh đạo Ukraine lảng tránh con đường hòa bình

ANTĐ - Hôm 1/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông và các quốc gia Liên minh châu Âu đã không thành công trong việc thuyết phục Kiev mở rộng thỏa thuận ngừng bắn ở phía đông Ukraine, và cũng cho rằng Tổng thống Ukraine đã đi lạc con đường hòa bình của đất nước.

Sau khi hai cuộc điện đàm đa chiều giữa 4 nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp kết thúc, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đổi mới chiến dịch quân sự nhằm chống lại quân nổi dậy ủng hộ của Nga vì cho rằng họ đã không chấp hành đúng theo các điều khoản.

"Thật không may khi Tổng thống Poroshenko đã quyết định khởi động lại hoạt động quân sự, tôi và các nước châu Âu không thể thuyết phục ông ấy rằng con đường hòa bình ổn định lâu dài không trải qua chiến tranh", ông Putin nói với đại sứ Nga tại Moscow. "Mặc dù ông Poroshenko không liên quan trực tiếp việc bắt đầu hoạt động quân sự nhưng bây giờ ông là người đảm nhận trách nhiệm này hoàn toàn, không chỉ về quân sự mà còn về mặt chính trị”. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và EU đã kéo dài trong vài tháng qua, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng cáo buộc Tổng thống Nga ngăn chặn con đường hòa bình ở Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga. Tuy nhiên ông Putin vẫn tự nhận mình là người cùng một bên với bà Merkel và ông Hollande trong cuộc đa đàm đa chiều với ông Poroshenko, về thỏa thuận ngừng bắn của Ukraine vào hai hôm 29, 30/6.

Mặc dù không đề cập trực tiếp đến Mỹ nhưng ông Putin cũng đưa ra lời cảnh báo ngầm với nước này khi nói rằng "can thiệp vào công việc của các quốc gia có chủ quyền, đe dọa các mối quan hệ quốc tế".

"Chúng tôi cần hỗ trợ từ phương Tây để bảo vệ các quốc gia như Iraq, Libya, Syria - và thật không may khi kịch bản ấy lại xảy ra với cả Ukraine, bởi tất cả 4 nước đang phải đối mặt với các cuộc nổi dậy vũ trang”,  ông nói.  

Tổng thống Putin cũng chỉ trích Ukraine trong các cuộc đàm phán về giá tiền khí đốt nước này trả cho Nga và cho rằng đó là một mức giá “hoàn toàn phi lý”. Ông cũng nói thêm người tiêu dùng và các nhà cung cấp có lương tâm không nên cam chịu những hành động của các chính trị gia Ukraine.

Tháng trước, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, sau khi quốc gia này bỏ lỡ thời hạn thanh toán 1,95 tỷ USD còn thiếu.