- Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka được dùng như vũ khí xung kích
- Bom FAB-3000 'gây choáng' khi quét sạch khu vực rộng 1 km2
- Tiêm kích Su-57 gây kinh ngạc với khoang vũ khí bên hông chứa tên lửa R-74M
|
Năm 2025, Bộ Quốc phòng Pháp dự định ký hợp đồng đóng tàu sân bay hạt nhân thuộc dự án PA-NG (Porte-Avions Nouvelle Génération), xét về kích thước sẽ trở thành con tàu lớn nhất trong lịch sử châu Âu. |
|
Hàng không mẫu hạm mới dự kiến sẽ có chiều dài thân 310 mét và lượng giãn nước 80.000 tấn, PA-NG sẽ được đưa vào biên chế Hải quân Pháp từ năm 2038 để thay thế tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle - soái hạm hiện tại của hạm đội nước này. |
|
Quá trình thiết kế PA-NG đã được tiến hành trong vài năm và dự kiến hoàn thành vào đúng năm 2025, khi đó Bộ Quốc phòng Pháp sẽ sẵn sàng ký hợp đồng đóng mới và cuối cùng sẽ xác định chi phí sản xuất. |
|
Mới đây Tạp chí Navy Recognition lưu ý, trong số những đổi mới trên tàu sân bay mới của Hải quân Pháp, đáng kể nhất là việc tích hợp 3 máy phóng điện từ thay vì 2 như dự định ban đầu. |
|
Việc thay đổi từ máy phóng hơi nước cổ điển sang máy phóng điện từ được đánh giá là một bước đột phá trong kỹ thuật hải quân. Thay vì dựa vào hơi nước áp suất cao, thiết bị này sử dụng động cơ điện để tạo ra từ trường. |
|
Cách tiếp cận nói trên cho phép kiểm soát tốc độ phóng chiến đấu cơ chính xác hơn nhiều, bên cạnh đó còn cung cấp khả năng tăng tốc nhẹ nhàng hơn, giúp giảm thiểu tải trọng tác động lên cấu trúc máy bay. |
|
Chính vì vậy, máy phóng điện từ có thể được sử dụng để hỗ trợ cất cánh đối với cả máy bay chiến đấu mang tải nặng và máy bay không người lái hạng nhẹ, hiện tại chỉ có Hải quân Mỹ và Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ trên. |
|
Một tác dụng khác của máy phóng điện từ đó là không chỉ kéo dài tuổi thọ của máy bay, giảm tải trọng cơ học, mà còn cho phép tăng cường độ của những lần xuất kích lên gấp nhiều lần. |
|
Điển hình như tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ, đây là hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới được trang bị máy phóng điện từ, có thể thực hiện tới 160 lượt xuất kích mỗi ngày, thậm chí có thể lên mức tối đa 220 lượt trong trường hợp cấp thiết. |
|
Khả năng của các tàu sân bay thế hệ trước trong Hải quân Mỹ với máy phóng hơi nước bị giới hạn ở 120 lần xuất kích mỗi ngày, thua kém rất nhiều so với máy phóng điện từ. |
|
Công nghệ máy phóng điện từ cũng mang lại những lợi ích thiết thực về mặt thiết kế cho hàng không mẫu hạm bởi vì không cần lắp đặt hệ thống đường ống phức tạp và nồi hơi áp suất cao. |
|
Vào tháng 12/2020, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố rằng tàu sân bay thế hệ tiếp theo của nước này sẽ nhận được một lò phản ứng hạt nhân công suất lớn. |
|
Chiếc hàng không mẫu hạm nói trên đang được phát triển bởi Công ty Porte Avions - một liên doanh giữa Tập đoàn Naval Group và Chantiers de l'Atlantique. |
|
Điều thú vị là Bộ Quốc phòng Pháp tỏ ra tin tưởng vào việc họ đủ nguồn lực để tài trợ cho một dự án đầy tham vọng như vậy, bất chấp những vấn đề chính trị nội bộ đang tồn tại trong việc lấp đầy kho bạc nhà nước. |