Tiêm kích Su-30MK2 trình diễn ấn tượng mở màn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

ANTD.VN - Sáng nay, 8-12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 chính thức khai mạc ở sân bay Gia Lâm (Hà Nội) với màn trình diễn đặc biệt ấn tượng của tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của không quân Việt Nam.

Sáng nay, thời tiết có nhiều sương mù, không thuận tiện cho việc quan sát các máy bay biểu diễn

Đông đảo người dân có mặt trên đê, đoạn trước sân bay Gia Lâm để chờ xem màn trình diễn của các máy bay trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Trực thăng của Không quân Việt Nam mang cờ Tổ quốc trình diễn ở lễ khai mạc

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 mở cửa từ 9 giờ đến 18 giờ hằng ngày; mở cửa miễn phí cho nhân dân vào xem từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 9-12 và cả ngày 10-12.

Trực thăng của Không quân Việt Nam mang cờ Tổ quốc và logo Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Trực thăng bay trên khu vực Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Màn biểu diễn nhả đạn nhiệt ấn tượng của tiêm kích Su - 30MK2 hiện đại nhất của không quân Việt Nam.

Đội hình 4 tiêm kích Su - 30MK2 hiện đại nhất của không quân Việt Nam.

Tiêm kích Su - 30MK2 hiện đại nhất của không quân Việt Nam thả đạn nhiệt. Phía dưới là các mái nhà trên địa bàn quận Long Biên

Su-30MK2 được mệnh danh là "hổ mang chúa", phỏng theo động tác bay đặc biệt Cobra của họ máy bay chiến đấu Su-27, phiên bản Su-30MK2 là một trong những biến thể thương mại thành công nhất...

Bốn chiếc tiêm kích Su-30MK2 trình diễn màn nhả đạn mồi bẫy nhiệt, loại đạn trang bị trên hầu hết chiến đấu cơ phản lực hiện đại để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương.

Máy bay nhả đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nguồn nhiệt trên đường bay khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn và lệch hướng.

Đội hình 2 chiếc tiêm kích Su-30MK2 thả đạn nhiệt

Hình ảnh đẹp mắt tiêm kích Su-30MK2 vẽ lên bầu trời Hà Nội

Đội hình Su-30MK2 tách tốp

Các máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 (Sư đoàn 371).

Triển lãm nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần của lực lượng vũ trang