Tiêm kích F-35I Adir của Israel làm nên lịch sử với lần đánh chặn tên lửa hành trình

ANTD.VN - Tiêm kích F-35I Adir của Israel đã lần đầu tiên trong lịch sử phá hủy thành công một tên lửa hành trình được cho là của lực lượng Houthi ở Yemen bắn vào Israel. 

Quân đội Israeo vào ngày 2/11 vừa công bố đoạn video cho thấy tiêm kích F-35I Adir của nước này, dùng tên lửa không đối không để bắn hạ một tên lửa hành trình đang bay.

Việc chiến đấu cơ F-35I Adir bắn hạ tên lửa hành trình khi đang bay cho thấy khả năng tác chiến đáng gờm của dòng tiêm kích tàng hình này.

Được biết tên lửa hành trình đã bị phát hiện bởi tổ hợp phòng không của Israel, ngay say đó tiêm kích F-35I đã được lệnh tiến tới và tiêu diệt mục tiêu này.

Đoạn video của quân đội Israel tung ra cho thấy cảnh chiếc F-35I đang khóa mục tiêu là quả tên lửa hành trình được lực lượng Houthi bắn đi từ Yemen.

Hiện chưa rõ loại tên lửa không đối không nào từ chiếc F-35I đã được sử dụng. Hình ảnh quả tên lửa hành trình phát nổ khi bị vũ khí từ chiếc F-35I bắn trúng.

Năm 2010, lực lượng không quân Israel (IAF) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi là bên đầu tiên nhận được bản sửa đổi riêng của bay chiến đấu F-35A thế hệ thứ năm, với định danh F-35I Adir.
Adir dịch từ tiếng Hebrew có nghĩa là quyền năng, hoặc vĩ đại, F-35I Adir là kẻ quyền năng núi Sion (một ngọn núi thánh mang tính biểu tượng của người Do Thái).
Israel đặt mua dòng F-35 lần đầu vào tháng 9/2008, số lượng 25 chiếc với mức giá 200 triệu USD cho mỗi máy bay.
Sau một năm, giá được giảm đáng kể xuống còn hơn 100 triệu USD/chiếc. Tới tháng 10/2014, Israel đồng ý tăng gấp đôi đơn hàng F-35 lên 50 chiếc.
Khác với các quốc gia đặt mua F-35, Israel là quốc gia duy nhất được can thiệp sâu vào cấu hình của tiêm kích hàng hình này.
Tel Aviv đã tích hợp nhiều công nghệ nội địa vào chiếc tiêm kích tàng hình F-35I Adir.
Một trong những công nghệ then chốt trên F-35I là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển.
Hệ thống C4I có khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay tiêm kích tàng hình F-35I Adir.
Từ đó, hệ thống C4I chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là các tiêm kích, thông qua đường truyền dữ liệu (data link) để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công các mục tiêu của đối phương.
Công nghệ C4I đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Israel gặp phải sự đe dọa lớn từ pháo phản lực.
Trang bị vũ khí cho F-35I phần lớn là sản phẩm do Israel tự sản xuất. Máy bay có thể mang bom dẫn đường SPICE 1000 nội địa thay cho bom JDAM.

SPICE là cụm thiết bị dẫn đường gắn ngoài bom tương tự JDAM, nhưng được trang bị cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu dò quang - điện tử.

SPICE sẽ biến các quả bom thông thường Mk. 83 thành bom dẫn đường.

Ngoài ra, phi công trên F-35I Adir có thể tự dẫn bom đến mục tiêu hoặc ra lệnh hủy, thay vì dựa hoàn toàn vào hệ thống định vị vệ tinh như JDAM.

Bom trang bị SPICE 1000 có tầm ném 100 km, với độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 3 mét.

F-35I Adir cũng sẽ mang tên lửa đối không dùng đầu dò hồng ngoại Python-5, thay cho mẫu AIM-9X Sidewinder của Mỹ.

Khả năng khóa sau phóng (LOAL) của tên lửa này giúp nó triển khai từ khoang vũ khí trong thân F-35I và tự khóa mục tiêu sau khi rời bệ phóng.

Không quân Israel cũng yêu cầu Lockheed Martin bổ sung khả năng mang hai thùng dầu phụ loại 1.600 lít cho phiên bản Adir, giúp tăng 36% lượng dầu và tầm hoạt động của máy bay.
Việc đeo thùng dầu phụ có thể làm chiếc F-35I mất đi ít nhiều khả năng tàng hình trước radar.
Tuy nhiên, một nguồn tin quân đội Israel cho biết thùng dầu gắn ngoài sẽ chỉ được sử dụng đầu chuyến bay, giai đoạn chưa đòi hỏi yếu tố tàng hình.
Chiếc tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên chế tạo hàng loạt được xuất xưởng vào năm 2007 với giá 221 triệu USD.
Kể từ đó, nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin bắt đầu tăng số lượng và cải tiến sản xuất, qua đó giảm giá thành của loại tiêm kích này giảm xuống 79 triệu USD.
Tiêm kích tàng hình F-35 hiện là dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Tiêm kích F-35 được Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất từ năm 2006 và cho đến nay khoảng 1.000 máy bay đã xuất xưởng.
Điều này cho thấy nó được đánh giá rất cao trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những lời chê bai từ phía đối thủ.
Mỹ phát triển loại chiến đấu cơ này gồm ba phiên bản là F-35A cất cánh hạ cánh thông thường của Không quân, F-35B có thể hạ cánh thẳng đứng của Thủy quân lục chiến và F-35C hoạt động trên tàu sân bay.
F-35 được trang bị một kho vũ khí phong phú, được bố trí bên trong thân nhằm tránh bộc lộ diện tích phản xạ radar.
Đầu tiên là pháo hàng không 25 mm với 180 viên đạn, các tên lửa không đối không (AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder, AIM-132 ASRAAM, MBDA Meteor).
Bên cạnh đó còn là tên lửa không đối đất (AGM-88G AARGM-ER, AGM-158 JASSM), tên lửa chống hạm (AGM-158C LRASM), bom (bao gồm dẫn đường bằng laser, AGM-154 JSOW) và nhiều hơn nữa.

Khi ở chế độ tàng hình chúng chỉ có khả năng mang theo 2,8 tấn vũ khí.

Nhưng khi ở chế độ "quái thú" tức không ưu tiên khả năng tàng hình thì tổng trọng lượng vũ khí của tiêm kích F-35 lên tới 10 tấn.

Hệ thống hiển thị trên mũ bay (HMDS) trang bị cho phi công F-35 giúp cung cấp dữ liệu cập nhật nhất với "mức độ nhận thức tình huống vô song"

Hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239 được lắp đặt trên F-35 giúp nó có thể xác định, giám sát, phân tích và ứng phó với các mối đe dọa trên mặt đất và trên không, đồng thời cung cấp tầm nhìn 360 độ về không gian tác chiến.

F-35 trang bị radar mảng pha chủ động có thể nhận diện mục tiêu cách 500 km.

Trong trường hợp này, F-35 có thể sử dụng thiết bị giám sát thụ động và nhận thông tin từ các máy bay khác.

Tất cả những ưu điểm này cho phép loại máy bay này thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

F-35 đã có màn thực chiến ấn tượng tại Afghanistan, Syria và hiện nay là tại Trung Đông.