- Thêm dự án nhà xã hội rộng gần 5.000 m2 ở Đan Phượng
- Chi tiết bảng giá thuê nhà xã hội mới áp dụng ở Hà Nội
![]() |
Quang cảnh phiên họp (Ảnh VGP) |
Ngày 13-4, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật bị Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch;
Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Trong đó, tại dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; các đại biểu thảo luận sâu về quy định về các hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ…
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức Công đoàn, tỉ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án…
![]() |
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh VGP) |
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan chủ trì khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025.
Theo Thủ tướng, thể chế vẫn là điểm nghẽn lớn nhất, là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển; bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; thực hiện "không biết thì không quản"; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển.
Cùng đó, phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng.