- Hàng trăm thiết bị bay không người lái trình diễn trong “Sắc hương Tây Hồ”
- Cần nắm rõ quy định pháp luật khi sử dụng thiết bị bay không người lái
Cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng không nhân dân (PKND) trên cơ sở những căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn mà Chính phủ nêu tại Tờ trình trình Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nhận thấy, các nội dung trong dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính tương thích với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho biết, tại Điều 18 của dự thảo Luật quy định nội dung hoạt động của phòng không nhân dân gồm 11 nội dung và nhận thấy có sự trùng lắp về nội dung với phạm vi điều chỉnh. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét lại phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị sửa đổi phạm vi Luật chỉ quy định về tổ chức, xây dựng và huy động lực lượng về hoạt động PKND.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) phát biểu |
Về khoản 4 Điều 28 quy định về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị bổ sung “và Bộ Công an” vào sau cụm từ “theo quy định của Bộ Quốc phòng” để tương thích với thẩm quyền của Bộ Công an được quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, Bộ Công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý. Vì vậy, việc tổ chức, cá nhân khi thử nghiệm thực tế tính năng bay của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ phải tuân thủ các quy định của Bộ Công an là cần thiết và phù hợp.
Cùng cho ý kiến về nội dung trên, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng không nhân dân. Theo đại biểu, hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động phòng không nhân dân, quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ mới chỉ có những quy định khung, mang tính nguyên tắc, trong khi đó, thực tiễn đã đặt ra những yêu cầu đòi hỏi phải tạo lập cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho hoạt động phòng không nhân dân để đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) thảo luận |
Bên cạnh đó, Điều 28 của dự thảo Luật đã có quy định về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, tuy nhiên, chưa có quy định về hoạt động sản xuất tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định này.
Ngoài ra, điểm c khoản 2 Điều 29 quy định, người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và có kiến thức về hàng không. Đại biểu đề nghị cần giải thích rõ cụm từ “có kiến thức về hàng không” với những tiêu chí cụ thể. Theo đại biểu, tiêu chí cần đặt ra là được đào tạo bài bản, có chứng chỉ để đảm bảo an toàn hàng không.