- Triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc: Bộ Tài chính đề nghị lãnh đạo 57 tỉnh, thành phố phối hợp
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 2/2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 118.000 tỷ đồng, đạt 10,0% so với dự toán pháp lệnh, bằng 132,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 4.900 tỷ đồng, bằng 17,4% so với dự toán, và bằng 201,6% so với cùng kỳ năm 2021. Số thu này trên cơ sở sản lượng ước đạt 700 nghìn tấn (tăng 15,9% cùng kỳ), giá dầu thô dự báo 90,3 USD/thùng (bằng 160,1% cùng kỳ).
Thu nội địa ước đạt 113.100 tỷ đồng, bằng 9,9% so với dự toán pháp lệnh, bằng 130,1% so với cùng kỳ. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 88.900 tỷ đồng, bằng 9,7% so với dự toán pháp lệnh, bằng 125,9% so với cùng kỳ năm 2021.
|
Thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý trong 2 tháng đầu năm khá tích cực |
Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 276.664 tỷ đồng, bằng 23,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 107,7 % so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 8.060 tỷ đồng, bằng 28,6% so với dự toán, bằng 157,2% so với cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 268.605 tỷ đồng, bằng 23,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 106,7% so với cùng kỳ năm 2021. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 213.999 tỷ đồng, bằng 23,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 103,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cục Thuế cho biết, sở dĩ thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2022 đạt khá do tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự hồi phục tốt. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng tốt, số DN quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022 tăng 195% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành có đóng góp lớn cho ngân sách có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,5%; Sản xuất trang phục tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại tăng 21,9%...
Kim ngạch xuất khẩu tăng 1,6%, trong đó sản phẩm trọng điểm là thủy sản (tăng 42,9%), cà phê (tăng 40,9%), dệt may (tăng 24,2%)...
Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước trong những tháng cuối năm 2021 và tháng 1/2022 tăng cao trước dịp Tết nguyên đán, số DN đăng ký thành lập mới trong tháng 1/2022 tăng 28,9% về số DN và tăng 24% về số vốn đăng ký;
Vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong tháng 1/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 01/2022 tăng 6,8% so với cùng kỳ... là tiền đề góp phần vào kết quả thu NS tháng 1 và tháng 2/2022 đạt khá.
Cũng trong 2 tháng đầu năm, việc thực hiện các chính sách giảm thuế GTGT, thuế TNDN, miễn thuế với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã tác động làm giảm thu NSNN trong những tháng đầu năm 2022.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022 ước tính làm giảm thu LPTB trong 2 tháng đầu năm khoảng 4.000 tỷ. Tuy nhiên, lượng xe tiêu thụ tăng khá, gián tiếp làm tăng thu thuế TTĐB...
Trong 02 tháng đầu năm 2022, đã có 20.110 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 1.668 DN (9,04%) so với cùng kỳ năm 2021; có 17.443 DN chấm dứt kinh doanh, tăng 5.014 DN (40,34%) so với cùng kỳ; có 31.750 DN tạm ngừng kinh doanh, tăng 10.289 DN (47,94%) so với cùng kỳ; có 10.035 DN khôi phục kinh doanh, tăng 176 DN (1,79%) so với cùng kỳ.
Đến thời điểm 19/02/2022, toàn quốc có 852.081 DN đang kinh doanh, giảm 2.114 DN (0,25%) so với thời điểm ngày 31/12/2021.