Thế giới dè chứng với thảm họa hạt nhân

(ANTĐ) - Rò rỉ hạt nhân tại hai nhà máy điện Fukushima sau động đất, sóng thần lịch sử vừa qua khiến nhiều quốc gia trên thế giới “giật mình”.

Thế giới dè chứng với thảm họa hạt nhân

(ANTĐ) - Rò rỉ hạt nhân tại hai nhà máy điện Fukushima sau động đất, sóng thần lịch sử vừa qua khiến nhiều quốc gia trên thế giới “giật mình”.

Kiểm tra việc nhiễm xạ ở một người vừa tản cư từ vùng có nhà máy điện Fukushima
Kiểm tra việc nhiễm xạ ở một người vừa tản cư từ vùng có nhà máy điện Fukushima  

Nga đang thực hiện biện pháp kiểm soát nồng độ phóng xạ mỗi giờ một lần tại trung tâm quan sát quốc gia ở vùng Viễn Đông, gần với Nhật Bản thay vì chế độ báo cáo mỗi lần 1 giờ như trước. Dù vậy, quan chức trung tâm này cho hay chưa thấy số liệu bất thường về rò rỉ phóng xạ lan đến khu vực này.

Nhóm 12 chuyên gia Pháp dự kiến có mặt tại Nhật Bản vào tối qua để giúp Nhật Bản khử nhiễm những người bị có dấu hiệu nhiễm xạ. Ủy ban nguyên tử Mỹ cũng đã cử 2 chuyên gia tới Nhật Bản trong khi Thủ tướng Anh lên tiếng sẵn sàng cử người sang giúp Nhật Bản đối phó với việc thanh nhiên liệu đang tăng nhiệt.  Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA cũng đang sắp xếp cử chuyên gia theo đề nghị từ phía Nhật Bản.

Cô gái có mức nhiễm xạ cao đang được cách ly tại Nihonmatsu
Cô gái có mức nhiễm xạ cao đang được cách ly tại Nihonmatsu

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa quyết định tạm dừng đề án kéo dài tuổi thọ cho các nhà máy điện hạt nhân cũ của nước này. Bà Merkel phát biểu trong cuộc họp báo sáng 14-3 cho hay sẽ tạm hoãn đưa ra quyết định trong 3 tháng tới do những vấn đề mới nảy sinh sau thảm họa động đất tại Nhật Bản. Theo Thủ tướng Đức, nếu một nước như Nhật Bản có tiêu chuẩn an toàn cao như vậy mà không ngăn chặn được hậu quả hạt nhân thì cả thế giới cũng khó tránh khỏi. 2 nhà máy điện hạt nhân lâu đời của Đức có thể sớm bị đóng cửa. Tương tự, Chính phủ Thụy Sỹ cũng vừa tuyên bố “đóng băng” kế hoạch thay thế 3 nhà máy điện hạt nhân.

Bảo Anh

Theo NHK