Thành phố cổ biến mất bí ẩn trong 1 đêm, xuất hiện lại sau hơn 2.000 năm

ANTD.VN -  Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại từ thế kỷ II TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương. Điều bí ẩn chưa có lời giải khi người dân và kiến trúc nơi đây đã biến mất một cách bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc chỉ trong một đêm.

Thành cổ Lâu Lan phát triển mạnh mẽ nhờ có vị trí trọng yếu và là trạm trung chuyển cho các thương nhân thời kỳ đó

Thành cổ Lâu Lan còn được mệnh danh là “Thành cổ Pompeii trong cát”

Tuy nhiên, Lâu Lan chỉ tồn tại vài trăm năm và biến mất một cách bí ẩn, cũng không để lại bất kỳ tài liệu lịch sử nào

Theo nghiên cứu, thành cổ Lâu Lan có hơn 1.5000 hộ gia đình với dân số hơn 14.000 người

Và phải mãi đến năm 1901, một nhà thám hiểm Thụy Điển mới phát hiện ra tàn tích của thành cổ Lâu Lan

Điều này khiến nơi đây trở thành một trong những thành tựu khảo cổ vĩ đại nhất thế kỷ 20

Thành cổ Lâu Lan đến ngày nay đã được mở cửa cho người dân tham quan. Tuy nhiên, mức giá khá cao với 3500 NDT (hơn 11,5 triệu đồng).

Không phải nơi có tiền là được vào tham quan, mà phải nộp đơn lên cơ quan chức năng trước 6 tháng

Do địa hình hiểm trở, đường đến khu di tích khó khăn, phương tiện di chuyển hạn chế là một trong những lý do khiến nơi này thu hút rất ít du khách

Tính đến nay, trên thế giới chỉ có chưa đầy 50.000 người được may mắn tới đây

Một số hình ảnh về người dân được khắc họa trên đá

Quần áo người dân trong thành cổ Lâu Lan sử dụng

Tiền, xu được tìm thấy trong thành cổ

Một chiếc đĩa của người dân Lâu Lan dùng được khai quật