Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định sản xuất số lượng lớn tên lửa phòng không IRIS-T nhằm bảo vệ bầu trời của mình sau khi chứng kiến màn thể hiện thành công của loại vũ khí này trên chiến trường Ukraine.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Đáng ngạc nhiên khi tên lửa IRIS-T mặc dù là sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Đức, nhưng bản thân quốc gia chế tạo lại chưa sử dụng nó trong tác chiến bảo vệ bầu trời của mình mà chỉ dùng để xuất khẩu.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tuy nhiên màn thể hiện ấn tượng của vũ khí này trên chiến trường Ukraine đã khiến Berlin thay đổi quan điểm, mới đây Bộ Quốc phòng Đức đã công bố hợp đồng rất lớn, đó là mua tới 1.280 tên lửa IRIS-T để tăng cường năng lực phòng không.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Thông tin này xuất phát từ tài liệu cho cuộc họp sắp tới của Ủy ban ngân sách Bundestag (Quốc hội Đức). Theo tiết lộ, quyết định trên thực chất đã được thông qua, với một thỏa thuận khung sắp được ký kết.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Đáng chú ý là thỏa thuận nói trên bao gồm điều khoản sản xuất và chuyển giao 120 tên lửa dẫn đường tầm ngắn IRIS-T cho Ukraine, trong tổng số 1.280 quả đạn được Bộ Quốc phòng Đức đặt hàng.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Quân đội Đức sẽ sử dụng biến thể tầm ngắn IRIS-T SLS - phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa không đối không IRIS-T, vũ khí này cung cấp năng lực đáng tin cậy và hiệu quả trong việc đối phó với các mối đe dọa đến từ bầu trời.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T tích hợp hệ thống dẫn đường và điều khiển tinh vi để theo dõi và đánh chặn mục tiêu một cách chính xác. Đầu đạn là loại phân mảnh có sức nổ cao, kích hoạt khi va chạm để vô hiệu hóa hoàn toàn đối tượng.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T SLS sở hữu tầm bắn 10 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 6 km, tương thích với nhiều loại bệ phóng mặt đất, mang lại độ linh hoạt cần thiết khi hoạt động với các hệ thống phòng thủ khác nhau.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Thành tích của IRIS-T SLS trên chiến trường Ukraine là rất ấn tượng, nó được báo cáo đã bắn hạ nhiều phương tiện tấn công đường không của đối phương, bao gồm cả tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 mới nhất.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T SLS khi triển khai từ bệ phóng mặt đất được dẫn đường bởi thiết bị tìm kiếm hồng ngoại, cho phép nó theo dõi và tấn công các mục tiêu như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình hoặc UAV.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Nguyên lý hoạt động của tên lửa liên quan đến một số bộ phận chính. Thứ nhất, đạn đánh chặn sử dụng động cơ nhiên liệu rắn để tạo ra lực đẩy, đưa nó tới mục tiêu.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Đầu dò hồng ngoại là thành phần quan trọng nhất để xác định và theo dõi. Bằng cách phân tích bức xạ hồng ngoại do đối tượng phát ra, tên lửa có thể tìm được chính xác vị trí và quỹ đạo vật thể.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Sau khi bắt mục tiêu, hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ tính toán, thực hiện những điều chỉnh cần thiết để điều khiển đạn thông qua vây hoặc cánh mũi.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Các bề mặt điều khiển này được kiểm soát bằng thiết bị điện tử tinh vi, nhận thông tin từ đầu dò và thực hiện điều chỉnh theo thời gian thực để đảm bảo việc tiếp cận mục tiêu chính xác.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Khi tiếp cận đối tượng, đầu đạn sẽ phát nổ, vô hiệu hóa mối đe dọa. Phần chiến đấu được thiết kế để gây sát thương khi tiếp xúc thông qua hiệu ứng phân mảnh.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Loại đầu đạn trang bị còn phụ thuộc vào cấu hình cụ thể của tên lửa, nhằm đảm bảo rằng mục tiêu bị vô hiệu hóa một cách hiệu quả và đạt được yêu cầu nhiệm vụ.
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng
Tên lửa IRIS-T trở thành 'lá chắn bầu trời' Đức sau màn thể hiện ấn tượng