- Khám phá bãi biển đá răng cưa ở Tây Ban Nha
- Thủ tướng Tây Ban Nha kiện thẩm phán đang điều tra vợ mình
- Tây Ban Nha không cho phép tàu chở vũ khí tới Israel cập cảng
Đi ngược với phần lớn láng giềng châu Âu
“Nhập cư không chỉ là vấn đề nhân đạo... mà còn cần thiết cho sự thịnh vượng của nền kinh tế của chúng ta và sự bền vững của phúc lợi nhà nước. Chìa khóa của vấn đề này là quản lý tốt”, ông Sanchez phát biểu trong bài phát biểu trước quốc hội.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ca ngợi các lợi ích kinh tế mà người nhập cư mang lại |
Theo đó, Tây Ban Nha sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người di cư đến nước này bằng một loạt sáng kiến, bao gồm công nhận trình độ học vấn của người lao động tạm thời, đơn giản hóa hợp đồng như một phần của chương trình di cư lao động mới và giảm thủ tục hành chính cho các đơn xin cư trú.
Tây Ban Nha là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong EU, một phần được thúc đẩy bởi làn sóng người nhập cư có tay nghề từ Mỹ Latinh, vốn đáp ứng tốt tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như công nghệ và dịch vụ khách sạn.
Thủ tướng Sanchez, người đứng đầu đảng Xã hội Tây Ban Nha cho biết, những người di cư có tay nghề thấp cũng giúp ích cho nền kinh tế, làm những “công việc vô hình”. Ông cho biết nếu không có họ, các lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ khách sạn sẽ sụp đổ.
Ngành du lịch Tây Ban Nha phát triển một phần nhờ có đông đảo nhân công là người nhập cư |
Ở những nơi khác trong EU gồm 27 quốc gia, quan điểm với vấn đề di cư ngày càng trở nên thù địch, với sự ủng hộ ngày càng tăng của người dân đối với các đảng bảo thủ và cực hữu đang tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn.
Để ngăn chặn những người di cư không có giấy tờ, Đức, Slovakia và Hungary đã áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời tại nơi từ lâu là trung tâm của khu vực du lịch mở Schengen của Liên minh châu Âu. Pháp cho biết, họ đang cân nhắc các động thái tương tự trong khi Italia có mục tiêu thành lập các trại giam giữ tại Albania không thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho những người di cư bị bắt trên biển.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới, 17 quốc gia thành viên EU đã kêu gọi Ủy ban châu Âu thắt chặt các quy định của EU về việc trả lại những người di cư bất hợp pháp về nước của họ.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Tây Ban Nha cho biết, nước này sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu đẩy nhanh việc khởi động một hiệp ước di cư vào năm 2025, trong đó các quốc gia thành viên EU sẽ chia sẻ việc phân bổ người di cư và người xin tị nạn dựa trên GDP, dân số và các tiêu chí khác.
Tranh cãi ngay trong nước
Tuy nhiên, ngay cả ở Tây Ban Nha, tâm lý chống người nhập cư cũng đang gia tăng. Một cuộc thăm dò gần đây do tờ El Pais công bố cho thấy, 57% cho rằng có quá nhiều người nhập cư vào đất nước này. Theo một cuộc thăm dò khác của El Pais, quan điểm như vậy khiến sự ủng hộ đối với các đảng cực hữu tăng lên 15,4%.
Lãnh đạo cực hữu Santiago Abascal cho biết, di cư đang gây ra sự gia tăng tội phạm bạo lực và gây căng thẳng cho các dịch vụ xã hội.
“Họ nói với chúng ta rằng cần có lao động nhập cư, nhưng họ giấu sự thật rằng những người lao động trẻ Tây Ban Nha thường phải rời khỏi đất nước để kiếm sống”, ông Abascal cho biết.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha ở mức thấp nhất kể từ năm 2008, thì con số này vẫn nằm ở top cao nhất ở châu Âu, đặc biệt là trong giới trẻ.
Tây Ban Nha đã tiếp nhận hàng chục nghìn người di cư từ đầu năm tới nay |
Thủ tướng Sanchez cho biết, chỉ có 6% người di cư nhập cảnh vào Tây Ban Nha bất hợp pháp, phần lớn trong số họ đến bằng đường biển từ Tây Phi qua Quần đảo Canary. Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, khoảng 30.808 người di cư đã đến Quần đảo Canary bằng đường biển trên những chiếc thuyền đánh cá bấp bênh trong 9 tháng đầu năm 2024, nhiều hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Sanchez kêu gọi những nhà chính trị đối lập đàm phán về việc chia sẻ gánh nặng, tiếp nhận trẻ vị thành niên không có người đi kèm vào các khu tự trị của Tây Ban Nha và bác bỏ đề xuất tăng cường giám sát biển, trong đó tàu hải quân được điều ra khơi chống lại tàu thuyền chở người di cư.