Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?

ANTD.VN - Gần đây xuất hiện ý kiến cho rằng Nga cần trang bị cho Quân đội Syria các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E nhằm tạo ra sức mạnh răn đe cho họ, tuy nhiên điều này là chưa cần thiết khi Damascus vẫn nắm giữ các hệ thống Tochka-U.

 

Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch OTR-21 Tochka "Dấu chấm hết" (NATO định danh là SS-21 Scarab) được Liên Xô phát triển nhằm mục đích thay thế các tổ hợp 9K52 Luna-M (FROG-7B) thế hệ cũ.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Công việc nghiên cứu Tochka được bắt đầu vào năm 1968 và hoàn thành trong năm 1973, tuy nhiên phải đến năm 1976 nó mới chính thức được biên chế cho Quân đội Xô Viết.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tochka được triển khai tới Đông Đức vào năm 1981, ngoài ra tổ hợp này còn được xuất khẩu tới một số quốc gia đồng minh thuộc khối Warsaw.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tổ hợp Tochka gồm có 2 thành phần chính, đầu tiên là xe mang phóng tự hành (TEL) 9P129 (được chế tạo trên khung gầm xe bọc thép BAZ-5921 6x6). Xe có chiều dài 9,48 m; chiều rộng 2,78 m; chiều cao 2,35 m; tổng trọng lượng (tính cả đạn tên lửa) là 18,5 tấn.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Động cơ diesel 5D20B-300 công suất 300 mã lực cho phép 9P129 chạy với tốc độ tối đa 60 km/h trên đường nhựa, bơi với vận tốc 8 km/h; tầm hoạt động 650 km; leo được dốc 60%; vượt vật cản cao 0,5 m và vượt hào rộng 1,2 m.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Đạn tên lửa có chiều dài 6,4 m; đường kính 0,65 m; trọng lượng phóng 2.000 kg với đầu đạn nặng 480 kg (có thể lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh, hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân) tầm bắn tối thiểu 15 km và tối đa 70 km, sai số vòng tròn vào khoảng 150 m.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tên lửa Tochka sử dụng hệ dẫn đường quán tính (các phiên bản sau bổ sung chức năng tham chiếu GPS hoặc GLONASS). Phải mất ít nhất 20 phút để chuyển tên lửa vào chế độ sẵn sàng phóng, sau khi tên lửa được bắn đi, xe mang phóng có thể rời khỏi vị trí trong 1,5 phút.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Khi di chuyển, đạn tên lửa được giấu kín trong thân xe 9P129, nhờ xe được bọc thép và có hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC) mà tên lửa được bảo vệ tương đối an toàn khỏi những đòn tấn công trực tiếp hay tác động của môi trường.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Do xe mang phóng tự hành có vận tốc di chuyển lớn và độ linh hoạt cao nên rất khó đánh chặn trong quá trình hành quân, bên cạnh đó nó cũng có khả năng tái triển khai nhanh chóng.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Xe TEL 9P129 được hỗ trợ bởi xe nạp đạn sử dụng khung gầm xe bọc thép BAZ-5922 6x6, nó được trang bị cần cẩu và mang 2 tên lửa trong thùng xe. Công việc tái nạp đạn cần khoảng thời gian 20 phút để hoàn thành.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Tổ hợp OTR-21 Tochka (Scarab A) có phiên bản nâng cấp Scarab B (Tochka-U) được trang bị năm 1989 với động cơ cải tiến giúp tăng tầm bắn lên 120 km. Sai số CEP giảm đáng kể, xuống còn 95 m.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Phiên bản Scarab C được phát triển vào thập niên 1990. Tầm bắn tăng lên 185 km và CEP nhỏ hơn Scarab B, trọng lượng phóng của tên lửa cũng giảm xuống còn 1.800 kg.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Cuối cùng là phiên bản Oka (SS-23 Spider), đây thực chất là phiên bản "dài" của Tochka, có tầm bắn tối đa 480 km. Tuy nhiên SS-23 Spider đã bị loại bỏ bởi Hiệp ước INF vào cuối năm 1980.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Như vậy có thể thấy rằng các tổ hợp Tochka-U trong tay Quân đội Syria vẫn tạm đủ để tạo ra năng lực răn đe, nhất là khi có tin cho rằng nó đã được kéo dài tầm bắn, vì vậy việc đưa Iskander-E sang là chưa cần thiết vì có thể gây leo thang nguy hiểm.
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?
Syria chưa cần Iskander-E khi đã nắm trong tay vũ khí có sức hủy diệt cao?