Suy nhược thần kinh do phiền muộn

ANTĐ - Một người bệnh do vì toàn thân mệt mỏi, đêm ngày mất ngủ, không thiết gì ăn, người hao gầy, đến bệnh viện khám, nhưng bác sĩ không tìm ra trong người có bệnh gì lớn.

Bệnh phiền muộn là bệnh tinh thần tâm trạng suy sụp. Nhất là những người bệnh phát ra bệnh phiền muộn ở độ nhẹ thường được hiểu lầm là suy nhược thầm kinh. Nhưng khi đến khoa thần kinh hoặc khoa nội khác điều trị, lại chưa được điều trị chính xác nên bệnh càng tăng nặng thêm, vì thế cần phải tăng cười tuyên truyền những tri thức về bệnh này làm cho người bệnh có được sự giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của bác sĩ chuyện khoa.

Trước khi bị bênh thần kinh suy nhược phần nhiều có nhân tố xã hội và tâm lý nhất định, ví dụ như áp lực học tập, công tác quá lớn, dài ngày tâm lý bị tổn thương v.v.; không có liên quan gì đến bệnh trong cơ thể hoặc bệnh ở não bộ. Triệu chứng cơ bản của nó bao gồm các triệu chứng suy nhược (mặt mày ủ rũ, rầu rĩ, dùng não khó khắn, hiệu suất công tác thấp); triệu chứng hưng phấn (không tự nhớ lại những việc của mình, hoặc liên tưởng quá nhiều, trước khi ngủ nghĩ ngợi lung tung, quá mẫn cảm với tiếng động và ánh sáng); có chướng ngại về ngủ v.v.

Nếu bị “bệnh phiền muộn” hoặc “suy nhược thần kinh” không nên ngại tìm bác sĩ khám chữa, đừng ngại sợ người ta cho là mình bị “bệnh tinh thần” mà không muốn đến bệnh viện khám chữa ngay từ lúc mới bị, thường là đến khi bệnh tình nghiêm trọng rồi mới được người nhà đưa đến bệnh viện khám chữa. Khi đó thường đã đến giai đoạn khó chữa khỏi.

Ở các nước phương Tây thường khi vừa mới bị bệnh này là họ đã tự mình chủ động đến bệnh viện khám chữa, mạnh dạn nói thẳng với bác sĩ là họ bị bệnh phiền muộn, thông qua điều trị bằng Đông y như châm cứu, uống thuốc thảo dược, thưởng chỉ điều trị mấy liệu trình, người bệnh rất nhanh khôi phục trở lại bình thường. Vì vậy, thẳng thắn mạnh dàn đối mặt với bệnh của mình, đến bệnh viện điều trị sớm, tin rằng bệnh của bạn hoàn toàn khỏi được.

Một người bệnh do vì toàn thân mệt mỏi, đêm ngày mất ngủ, không thiết gì ăn, người hao gầy, đến bệnh viện khám, nhưng bác sĩ không tìm ra trong người có bệnh gì lớn, kho đó người nhà lại được bác sĩ cho biết nguy hiểm của bệnh khi phát ra. Trong trường hợp đó có thể dùng phiền muộn dấn đến suy kiệt toàn thân để giải thích. Người bệnh thường có một hoặc một số nguyên nhân do áp lực về tâm lý do những sự kiện trong cuộc sống xã hội tạo nên mà sinh ra bệnh.

Khi thần kinh của người bệnh không tự chủ được tiến vào trạng thái hưng phấn, liền xuất hiện các triệu chứng ở nhiều hệ thống như hệ thống tâm huyết quản, hệ thống đường dạ dày và ruột, hệ thống hô hấp. Có biểu hiện đau ngực, tức ngực, thở gấp gáp, người mệt mỏi nghiêm trọng, bụng nóng bỏng, dạ dày khó chịu, không thiết gì ăn, đại tiểu tiện tăng nhiều, mất ngủ liên miên v.v. Đồng thời, trên cơ sở đó còn phát sinh các triệu chứng không có tính đặc dị, nhưng lại có tính đặc trưng và tính chủ quan cảu bản thân người bệnh như đau đớn không ở một chỗ nhất định, có cảm giác nặng nề, cảm giác câu thúc gấp gáp, cảm giác sưng tức, cảm giác hư nhược v.v.

Song, những triệu chứng này trong các kiểm tra lâm sàng không phản ánh được, không có cách gì chứng minh do bị bệnh ở kết cấu và công năng các tổ chức, khí quan trong cơ thể gây nên. Khi đó, cho dù là bác sĩ có tận tâm tận lực và gia đình có cố gắng phối hợp thế nào đi nữa cũng đều không có cách gì cải thiện được các triệu chứng và trạng thái của người bệnh, ngược lại, mỗi khi tình hình càng xuống, tiêu hao đã tạo nên uy hiếp nghiêm trọng đối với sinh mệnh, thậm chí đối mặt với cát chết. Khi đó, mạch suy nghĩ cấp cứu cần phải hoàn toàn thay đổi. Chống phiền muộn và ngăn chặn tiêu hao nghiêm trọng của người bệnh là sách lược có hiệu quả, như vậy sinh mệnh của người bệnh có thể từ đó mà được cấp cứu.

Điều trị bệnh này theo Đông y có rất nhiều bài thuốc hữu hiệu bằng ăn uống. Sau đây có thể kể ra mấy bài đơn giản dễ kiếm lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Bài 1. Hạch đào nhân 250gam, vừng đen 30gam, lá dâu 30gam. Đem giã thành vữa pha nước sôi vào uống hết trong ngày. Mỗi lần uống 9gam, ngày uống 3 lần.

Bài 2. Tim lợn 1 quả, kê 100gam. Thái tim lợn tành miếng nhỏ, cho dầu mỡ vào nồi xào tim lợn xong cho kê và nước vào nấu thành cháo, khi cháo chín cho gia vị vừa ăn vào ăn thay cơm, sáng và tối đều ăn cháo này.

Bài 3. Tôm he 15gam, nhân hạt táo ta 9gam, viễn chí 9gam. Nấu lên ăn hết trong ngày.

Bài 4. Cùi long nhãn 9gam, nhân hạt táo ta 9gam, khiếm thực 15gam nấu lên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài 5. Quả nho khô 50gam, cẩu khởi tử 30gam. Rửa sạch, cho vào bát rồi đun hấp lên ăn hết trong ngày.

Bài 6. Thịt lợn nạc 250gan, hạt sen 30gam, bách hợp 30gam. Thịt lợn thái miếng, cho vào nồi sành, cho nước vào nấu chín, khi chín cho gia vị vừa ăn vào là được./.