Sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh: Khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Trình bày báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh ngày 19-6-2023, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết, sau 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực

“Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức Đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gấp gần 3 lần so với thời điểm 1 năm trước khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh“ - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết.

Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng trình bày báo cáo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, ngày 19-6-2023

Phó trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng trình bày báo cáo tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, ngày 19-6-2023

Bên cạnh việc chỉ đạo các ngành chức năng, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tiến hành 147 cuộc kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trong việc thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; về thực hiện các kết luận của các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; các kết luận thanh tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1.132 bị can. Xử lý kỷ luật 15 tổ chức Đảng và gần 80 cán bộ, công chức các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sai phạm về tham nhũng, tiêu cực.

Đã tập trung chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; các vụ án, vụ việc kéo dài, dư luận xã hội quan tâm ở từng địa phương. Đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1.132 bị can. Xử lý kỷ luật 15 tổ chức Đảng và gần 80 cán bộ, công chức các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sai phạm về tham nhũng, tiêu cực.

Cơ chế phối hợp xử lý các vụ án, vụ việc theo 5 cấp độ

Cơ chế phối hợp xử lý các vụ án, vụ việc theo “5 cấp độ”, cơ chế “tài liệu, chứng cứ rõ đến đâu xử lý đến đó” được nhiều địa phương áp dụng. Chính vì vậy mà đã tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất được chủ trương, định hướng xử lý đối với nhiều vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc, quan điểm xử lý còn khác nhau giữa các cơ quan chức năng, tạo bước đột phá trong xử lý vụ án, vụ việc ở các địa phương.

Mặc dù có những khó khăn, vướng mắc ban đầu, nhưng các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm cao, khẩn trương triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định; kế thừa, phát huy, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm được rút ra qua tổng kết 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Nhất là đã lựa chọn những khâu yếu, việc khó, dư luận xã hội bức xúc để tập trung chỉ đạo giải quyết; vừa tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra trước đây, quá trình xử lý kéo dài, có khó khăn, vướng mắc; vừa chỉ đạo đẩy mạnh phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới nảy sinh; vừa quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh từng bước đi vào nền nếp, thực sự là chỗ dựa tin cậy để các cơ quan chức năng yên tâm thực thi nhiệm vụ, cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 1 năm đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến ngày càng rõ nét hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, nhất là trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trước đây. Có thể nói, ít có một Nghị quyết nào được quán triệt, triển khai thực hiện khẩn trương như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Điều đó khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thể hiện quyết tâm cao của các địa phương, sự đồng lòng, nhất trí từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Ngoài ý nghĩa đó thì việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn là dấu mốc quan trọng nói lên hệ thống tổ chức, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam ta được hoàn thiện thêm một bước mới.

5 bài học kinh nghiệm từ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sau 1 năm thành lập, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu sau đây:

- Một là, có chủ trương, nghị quyết đúng; có sự đồng thuận cao, cùng với sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và của Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương là “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, sẽ là chỗ dựa quan trọng, vững chắc để Ban Chỉ đạo cấp tỉnh yên tâm, chủ động, quyết liệt tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

- Hai là, Ban Chỉ đạo phải có quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể, cách thức, phương pháp làm việc khoa học, nền nếp, bài bản, “đúng vai, thuộc bài”. Phát huy đúng mức vai trò của tập thể Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là nhân tố quyết định. Đồng thời, từng thành viên Ban Chỉ đạo phải có quyết tâm cao chống tham nhũng, có bản lĩnh, thực sự gương mẫu, liêm khiết, nói đi đôi với làm; kịp thời thay thế những thành viên bị xử lý kỷ luật, có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, không kiên quyết, né tránh, không dám làm.

- Ba là, nắm chắc các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cấp ủy địa phương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nghiên cứu, áp dụng, vận dụng sáng tạo những cơ chế, cách làm, bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tiễn 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương. Chỉ đạo triển khai toàn diện và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cả phòng ngừa, cả phát hiện, xử lý, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào những khâu yếu, việc khó, những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận bức xúc để chỉ đạo giải quyết, bảo đảm mang lại hiệu quả rõ rệt, thiết thực, tránh hình thức.

- Bốn là, Ban Chỉ đạo phải phát huy tốt vai trò là “nhạc trưởng”, “tổng chỉ huy” điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời chấn chỉnh, thay thế những khâu, mắt xích yếu.

- Năm là, quan tâm phát huy vai trò của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo trong tham mưu, phục vụ mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy phải nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, quyết liệt, đổi mới phương thức, cách làm, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong tham mưu, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo.