- Hàng nghìn nạn nhân bị 'Mr Pips' lừa đảo có cơ hội lấy lại tiền?
- Chân dung nữ "đại gia" địa ốc lừa đảo chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng
- Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
Thời gian qua các đơn vị trong Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được tin trình báo của người dân về việc bị các đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện đe dọa để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây không phải là thủ đoạn mới, tuy nhiên nhiều người vẫn mắc bẫy.
Mới nhất là trường hợp chị T (SN 2003; quê quán Tuyên Quang) bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng. Ngày 19/12/2024, chị T nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ Công an, thông báo chị liên quan đến vụ án hình sự và rửa tiền.
Người này yêu cầu chị phải chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ công tác điều tra. Do lo sợ, chị T đã chuyển hơn 1 tỷ đồng cho "anh Công an". Sau đó, phát hiện mình bị lừa nên chị T đã đến Công an phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy trình báo.
Trước đó, ngày 13/12/2024, anh L (SN 2006; trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bị lừa mất 300 triệu đồng với thủ đoạn tương tự. Đặc điểm chung của các nạn nhân là đều bị các đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện đe dọa... bắt giữ.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc cài đặt phần mềm để phục vụ điều tra.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Người dân cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng để nâng cao cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình.