'Sát thần' Kalibr Nga tấn công trực diện NATO nếu khối quân sự này can dự vào Ukraine?

ANTD.VN - "Sát thần" Kalibr Nga sẽ được phóng với số lượng lớn để hủy diệt các mục tiêu của NATO trong trường hợp khối này can dự vào Donbass, miền Đông Ukraine. 

"Sát thần" Kalibr Nga là một vũ khí răn đe chiến lược. Loại tên lửa hành trình này có thể tung ra các đòn tấn công phủ đầu với sức hủy diệt lớn,

Chiến trường Syria là nơi lần đầu tiên tên lửa Kalibr chứng tỏ uy lực của mình khi phá hủy nhiều mục tiêu và góp phần làm sụp đổ tổ chức khủng bố IS.
Tại chiến trường này Nga đã bắn hàng trăm quả tên lửa Kalibr từ các nền tảng phóng là tàu ngầm và chiến hạm mặt nước.
Sự thành công của Kalibr khiến Mỹ đi từ ngạc nhiên tới lo sợ uy lực của loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa này.
Hiện Nga đang biên chế hàng ngàn quả tên lửa hành trình Kalibr và sẵn sàng tung ra các đợt tấn công cả trăm quả một lúc.
Mới đây Nga cho biết sẵn sàng dùng tên lửa Kalibr để đáp trả NATO trong trường hợp khối này trực tiếp can dự vào tình hình Donbass.
Với khả năng tấn công cực kỳ chính xác, khả năng tránh được đòn đánh từ tên lửa hành trình Kalibr là cực thấp.
Các tên lửa Kalibr được Nga triển khai trên các nền tảng phóng như tàu ngầm và tàu chiến mặt nước hiện diện tại khu vực biển Đen có thể nhanh chóng tung ra đòn đánh với hàng trăm quả tên lửa một lúc.
Tuyên bố của Nga được đưa ra sau khi NATO thông báo họ đang tính tới kế hoạch điều 40.000 binh sĩ tới Ukraine để hỗ trợ Kiev trong cuộc chiến với lực lượng dân quân miền Đông.
Hiện NATO chưa bình luận về thông điệp răn đe của Moscow đưa ra. Nga đang bố trí một lượng lớn chiến hạm mặt nước và tàu ngầm trang bị tên lửa Kalbir tại khu vực biển Đen.
Hệ thống tên lửa Kalibr (NATO định danh là SS-N-27 Sizzler) lần đầu phóng thử nghiệm từ tàu tên lửa Dagestan mùa Xuân năm 2012.
Tên lửa hành trình Kalibr có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt nước ở tầm 375 km, còn khi tiêu diệt mục tiêu trên cạn thì cự ly lên đến 2.600 km.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng chỉ cần 3 quả đạn mang đầu nổ thông thường đánh trúng thì tàu sân bay lớp “Nimitz” cũng sẽ chìm.
Khác với Tomahawk, tổ hợp thiết bị dẫn đường trên tên lửa Kalibr được thiết kế dựa trên cơ sở tự động dẫn đường quán tính.
Giai đoạn cuối của quỹ đạo đường bay được dẫn đường bằng radar chủ động lắp trong tên lửa, loại radar này có khả năng kháng nhiễu rất tốt.
Tên lửa Kalibr bay ở độ cao từ 50 – 150m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 20m và tấn công với tốc độ siêu âm, điều này khiến việc đánh chặn nó là rất khó khăn.
Quỹ đạo đường bay tên lửa rất phức tạp với sự thay đổi cả về độ cao và hướng bay. Điều đó cho phép nó có thể tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất.
Điểm yếu duy nhất của loại tên lửa này là giá thành quá cao, 6,5 triệu USD/quả so với tên lửa Tomahawk chỉ có 1,2 triệu USD/quả.
Tuy vậy Nga đang đẩy mạnh việc trang bị loại tên lửa này, một khi số lượng sản xuất đủ lớn giá thành sẽ giảm đi đáng kể.