S-300PMU1 - Lưới lửa giăng mắc trên bầu trời Việt Nam

ANTD.VN - Hệ thống S-300MPU1 là hệ thống phòng không được nâng cấp từ hệ thống phòng không nổi tiếng S-300. Đây được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới hiện nay. Với hệ thống này, lưới lửa tử thần sẽ giăng mắc trên bầu trời nơi mà chúng được triển khai.
Với việc sở hữu hệ thống phòng không đánh chặn S-300PMU1, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á. Sự tác chiến hiệu quả khiến S-300PMU1 được coi là lưới lửa tử thần trên bầu trời.

S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất và đưa vào hoạt động những năm đầu thập niên 1980.

S-300PMU-1 (tiếng Nga C-300ПМУ-1) cũng được giới thiệu năm 1992 với các tên lửa 48N6 mới và lớn hơn lần đầu tiên xuất hiện với vai trò triển khai trên đất liền.

S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2.

Cả hai đều nhỏ hơn các tên lửa trước đó, ở mức 330 và 420 kg và mang theo đầu đạn nhỏ hơn, chỉ 24 kg (53 lb). 9M96E1 có tầm chiến đấu 1–40 km và 9M96E2 là 1–120 km.

Chúng vẫn mang 4 tên lửa 48N6E và 48N6E2 trên mỗi TEL, và do có kích thước nhỏ hơn nên mỗi xe phóng có thể mang tới 16 tên lửa nếu dùng loại 9M96E1 hoặc 9M96E2.

Ngoài việc chỉ dựa vào các đuôi khí động học để điều khiển, các tên lửa sử dụng một hệ thống động lực khí cho phép tên lửa có khả năng tiêu diệt tốt hơn dù đầu đạn nhỏ hơn. 

 S-300PMU-1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ. Trong hình là các chiến sĩ tên lửa phòng không không quân đang diễn tập tác chiến.
Hình ảnh một tổ đội vận hành S-300PMU1 của quân đội Việt Nam đang chuẩn bị thực hành tác chiến trên khí tài
Hình ảnh tên lửa được phóng đi. Thay vì phóng nghiêng như các hệ thống phòng không nước ngoài, hệ thống phòng không S-300PMU1 lại sử dụng phương thức phóng thẳng đứng.

Hệ thống 83M6E được tích hợp radar giám sát/phát hiện 64N6E. Radar kiểm soát bắn/nổ và dẫn đường là 30N6E(1), có thể lựa chọn thích hợp với một radar thám sát thấp 76N6 và một radar thám sát mọi cao độ 96L6E. 

Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 12 TEL, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE. 

Các chiến sĩ phòng không không quân diễn tập trên khí tài của hệ thống phòng không đánh chặn hiện đại S-300PMU1.

Các sĩ quan quân đội Việt Nam tới thăm đơn vị tên lửa phòng không biên chế S-300PMU1.
Hình ảnh xe chở đạn của hệ thống tên lửa S-300PMU1 với cánh tay robot đang chuyển từng viên đạn. Với hệ thống đánh chặn này có thể vít cổ nhiều loại máy bay chiến đấu, S-300PMU1 được coi là lưới lửa tử thần mạnh mẽ.