- Ra mắt sách “Nhà & Người” của họa sĩ Lê Thiết Cương
- Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Quốc hội
- Ra mắt sách “Sứ mệnh cao cả” của nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Viễn Chi
Trong cuốn sách, PGS.TS. Hoàng Chí Hiếu đã bước đầu làm sáng tỏ sự kiện lịch sử nổi bật diễn ra tại khu vực đôi bờ giới tuyến được xem là "hình ảnh thu nhỏ" của nước Việt Nam trong thời kỳ 1954 - 1975, thời điểm mà bao người tập kết ra Bắc với lời hẹn hai năm sau sẽ trở về, bao gia đình lâm vào cảnh "chồng Bắc vợ Nam", "cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ"… Để vượt qua dòng sông rộng chưa đầy 100m, cả dân tộc phải trải qua cuộc trường chinh ròng rã, với bao mất mát hy sinh để cho Nam - Bắc sum họp một nhà.
Sau lần in năm 2014, lần này tác giả tiếp tục bổ sung một số kết quả nghiên cứu mới để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh toàn cảnh của đôi bờ giới tuyến từ sau năm 1954. Đồng thời, tác giả còn bổ sung nội dung đối sánh hoàn cảnh cả ba nước: Đức, Triều Tiên và Việt Nam, đều có những nỗ lực nhằm tái thống nhất quốc gia bất chấp những trở ngại do cuộc chiến tranh lạnh gây ra...
Cuốn sách tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).
Đây là tâm huyết nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm về khu phi quân sự ở đôi bờ giới tuyến. Sách dày 328 trang, gồm 2 phần chính, trong đó phần 1 là "Sự thiết lập giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự tại Vĩ tuyến 17 sau Hiệp định Genève 1954"; phần 2 "Đấu tranh Cách mạng ở khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17 (1954 - 1967)".