Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV

ANTD.VN -Phơi nhiễm với HIV là tình huống rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Tuy vậy do thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ nên một số người quá lo lắng trong khi một số khác lại không biết nên bỏ qua “khoảng thời gian vàng” không điều trị dự phòng kịp thời. Dưới đây là quy trình xử trí sau khi phơi nhiễm HIV.
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Dựa vào tính chất thường gặp hoặc nghề nghiệp người ta chia ra 2 loại phơi nhiễm nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp (tại cộng đồng)
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Phơi nhiễm trong cộng đồng chủ yếu xoay quanh 2 tình huống. Thứ nhất là phơi nhiễm tình dục khi quan hệ không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm.
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Thứ hai là phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được phơi nhiễm do nghề nghiệp ở nhân viên y tế đa dạng hơn nhiều. Đặc thù công việc của họ phải tiếp xúc với nhiều loại dịch tiết có nguy cơ hơn (dịch ối, dịch não tủy, mủ, dịch màng phổi, dịch màng bụng).
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Đồng thời họ lại có tần suất tiếp xúc cao hơn qua các thủ thuật như thăm khám, tiêm chích, truyền dịch, chọc hút, phẫu thuật… nên nguy cơ phơi nhiễm cao hơn. Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV gồm 8 bước
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ.Đối với tổn thương da dẫn đến chảy máu: Xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn mà không nặn bóp. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút, trường hợp bị nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NACL 0,9% liên tục trong 5 phút, trường hợp phơi nhiễm qua miệng, mũi thì rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NACL 0,9%, xúc miệng bằng dung dịch NACL 0,9% nhiều lần
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản. Chú ý nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ nông sâu của tổn thương và diện tích tiếp xúc
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. Thông thường nhân viên y tế sẽ tư vấn cho những người bị phơi nhiễm nên tham gia xét nghiệm HIV. Trong tình huống người này đã biết về tình trạng nhiễm, cần thu thập thông tin liên quan đến điều trị ARV của họ
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm bằng xét nghiệm
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm về nguy cơ nhiễm bệnh, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, thuốc và tác dụng phụ, quy trình theo dõi…
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV liên tục trong 4 tuần. Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ cần được chỉ định điều trị ARV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ tính từ lúc phơi nhiễm và không quá 72 giờ. Song song với việc đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm, tùy trường hợp, bác sĩ có thể tiếp tục điều trị cho đủ 4 tuần hay ngưng điều trị ARV tuỳ trường hợp
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Bước 8: Theo dõi bằng xét nghiệm kiểm tra sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng. Trên bình diện cộng đồng, khi có phơi nhiễm, cần nhanh chóng thực hiện xử trí vết thương tại chỗ (nếu có) theo hướng dẫn trong bước 1. Tiếp đó cần nhanh chóng tiếp cận với cơ sở y tế có chuyên khoa nhiễm HIV (như bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thành, khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng). Nếu khai thác được thông tin từ nguồn gây phơi nhiễm, cần lưu ý đến phác đồ điều trị ARV của họ. Các bước còn lại của quy trình sẽ do nhân viên y tế tại cơ sở hỗ trợ
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
Quy trình xử lý chống phơi nhiễm HIV
13