Phương án chôn lò phản ứng hạt nhân đã được tính đến

(ANTĐ) - Các kỹ sư Nhật Bản ngày 18-3 thừa nhận chôn nhà máy điện hạt nhân bằng cát và bê tông có thể là cách duy nhất ngăn chặn rò rỉ phóng xạ, như cách đã từng làm đối với Chernobyl năm 1986.
>>>Ngăn ngừa thảm họa/ Nhật Bản nỗ lực “hạ nhiệt” lò phản ứng hạt nhân/ Xem trực thăng cứu hộ và dập lửa tại nhà máy điện hạt nhân

Phương án chôn lò phản ứng hạt nhân đã được tính đến

(ANTĐ) - Các kỹ sư Nhật Bản ngày 18-3 thừa nhận chôn nhà máy điện hạt nhân bằng cát và bê tông có thể là cách duy nhất ngăn chặn rò rỉ phóng xạ, như cách đã từng làm đối với Chernobyl năm 1986.
>>>Ngăn ngừa thảm họa/ Nhật Bản nỗ lực “hạ nhiệt” lò phản ứng hạt nhân/ Xem trực thăng cứu hộ và dập lửa tại nhà máy điện hạt nhân

Các quan chức Nhật Bản vẫn hy vọng có thể sửa được đường dây điện của ít nhất 2 lò phản ứng để tái khởi động hệ thống bơm làm mát. Nước biển đã được tưới lên lò phản ứng số 3, có nguy cơ cao nhất trong 6 lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Lần đầu tiên lãnh đạo nhà máy thừa nhận chôn nhà máy là một lựa chọn đã được tính đến, dấu hiệu chứng tỏ một loạt hành động ứng cứu như trút nước từ trực thăng cũng có hiệu quả rất ít.

“Không thể đổ bê tông lên các lò phản ứng nhưng ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là cố gắng để hạ nhiệt chúng”, một quan chức của Công ty điện lực Tokyo phát biểu trước các phóng viên.

Người phát ngôn của cơ quan nguyên tử Nhật Bản, ông Hidehiko Nishiyama cho biết, vẫn chưa rõ các biện pháp xối nước vào các lò phản ứng được áp dụng ngày 17-3 mang lại hiệu quả gì. Ưu tiên vẫn là đưa nước vào các hầm chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Được hỏi về khả năng dùng cát và bê tông chôn lò phản ứng, ông này nói: “Giải pháp này là nước cuối cùng tính đến, nhưng chúng tôi đang tập trung hạ nhiệt cho lò phản ứng trước”.

Hàng triệu người dân ở Tokyo đến hôm nay vẫn tiếp tục ở trong nhà do lo sợ có thể nhiễm xạ từ khu vực nhà máy cách đó 240 km, mặc dù khói và hơi nước theo gió bay theo chiều ngược lại ra phía Thái Bình Dương. Một cơ quan của LHQ dự báo “bụi phóng xạ” có thể đến bờ biển phía Tây nước Mỹ vào ngày mai.

Cảnh cắt điện trên diện rộng tại Tokyo ngày 18-3
Cảnh cắt điện trên diện rộng tại Tokyo ngày 18-3
Cảnh cắt điện trên diện rộng tại Tokyo ngày 18-3

Graham Andrew, trợ lý cao cấp của Yukiya Amano, Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa trở về cùng đoàn chuyên gia quốc tế thị sát tình hình Nhật Bản cho biết, tình hình “tương đối ổn định”. Mặc dù vậy, Nhật Bản thông báo tại 3 lò phản ứng vẫn có khói và hơi nước bốc lên, trực thăng xối nước vào nhà máy cũng nhiễm chút phóng xạ.

Dự kiến, hệ thống điện tại 2 lò phản ứng bị hư hại nhiều nhất trong thảm họa vừa qua là lò số 3 và số 4 của nhà máy Fukushima số 1 sẽ được nối lại vào chủ nhật tới. Những lò ít tổn hại hơn sẽ được khắc phục sự cố điện đầu tiên.

Bảo Anh

Theo Reuters