Phóng viên "lướt" qua vùng ngập nước Quỳnh Nhai, Sơn La

ANTD.VN - Cách đây hơn 10 năm, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trở thành vùng ngập nước phục vụ Thủy điện Sơn La. Những bản làng đã chìm sâu dưới lòng hồ, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình nhưng cũng tạo nên nỗi nhớ nhung khôn nguôi với hàng nghìn người dân tộc Thái nơi đây...

Phục vụ dự án xây dựng thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai là huyện trọng điểm phải di dời số lượng dân lớn nhất với hơn 45.000 người, 8.500 hộ dân từ huyện cũ về các xã Phiêng Lanh, Mường Giàng, cách nơi ở cũ 30km.

Hơn 3.700 hộ dân chuyển đến các huyện trong tỉnh, số còn lại sắp xếp, tái định cư, xen ghép trong huyện. Tám năm qua, từ khi tích nước lòng hồ, đã hình thành khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La rộng lớn với 10.540 ha mặt nước, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Lòng hồ thủy điện Sơn La nhìn từ một điểm cao

Những nếp nhà bình yên ở vùng đất cao giữa lòng hồ

Mặt nước phẳng lặng như gương nhưng ẩn sâu dưới đó là những làng bản 

Với diện tích rộng lớn, lòng hồ Thủy điện Sơn La đã và đang trở thành một điểm đến thu hút du khách

Phong cảnh hữu tình hệt như Vịnh Hạ Long giữa vùng núi cao

Những dãy núi cao đã bị "hạ thấp" bởi nước dâng

Người dân có thêm nghề đánh lưới tôm ở lòng hồ Thủy điện Sơn La

Cầu Pá Uôn - cây cầu được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam, với trụ chính cao tới 98,6m. Chiều cao từ đáy sông lên tới mặt cầu là 103,8m

Cầu Pá Uôn được ví như một dải lụa vắt qua sông Đà, là món quà cảm ơn người dân Sơn La đã hy sinh làng bản của mình cho nguồn điện của Tổ quốc

Du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La ngỡ mình đang ở giữa vùng biển Cát Bà - Hạ Long

Cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, được xây dựng trên nền Đài Truyền thanh - truyền hình huyện Quỳnh Nhai, nơi cao nhất của trung tâm huyện