Theo lời vị tướng này, suốt từ hôm 27-01, phía Trung Quốc đã liên tục sử dụng vòi rồng cố gắng xua đuổi các tàu cá Philippines khỏi vùng biển đảo tranh chấp. Ông không nói rõ, có nạn nhân thương vong trong vụ việc hay không. Đại diện sứ quán Trung Quốc và Bộ ngoại giao nước này chưa bình luận gì về tuyên bố này.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Scarborough Shoal) có thềm lục địa nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 200km, cách đảo Hải Nam, lãnh thổ Trung Quốc ở điểm gần nhất khoảng 650 km. Vùng biển xung quanh Scarborough có nguồn hải sản nước nông dồi dào. Trong năm 2012 giữa hai nước đã xảy ra xung đột biên giới vì tranh quyền sở hữu những hòn đảo này.
Ông Bautista phát biểu tại diễn đàn của Hiệp hội Phóng viên nước ngoài ở Philippines: "Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cố xua đuổi tàu cá Philippines đến mức phải sử dụng cả vòi rồng". Ông cho biết thêm, hiện nay Trung Quốc vẫn đang duy trì một lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang cùng với một số tàu lớn ở khu vực bãi cạn.
Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh căng thẳng sau một cuộc đối đầu giữa các tàu của hai bên ở Scarborough/Hoàng Nham hồi tháng 4/2012. Philippines cáo buộc Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát thực tế bãi cạn này bằng cách điều tàu đến đây và ngăn ngư dân Philippines vào đánh cá.
Khi được hỏi về tình hình xung quanh bãi cạn Scarborough, tướng Bautista cho biết quân đội Philippines đảm nhận nhiệm vụ duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực tranh chấp thuộc biển Tây nước này. Chính sách của Manila là tránh một cuộc đối đầu với tàu tuần tra Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Manila sẵn sàng đáp trả bằng các “phản ứng mạnh” nếu các ngư dân địa phương bị đe dọa bởi các hành động bạo lực.
Trước đó, bắt đầu từ ngày 01-01-2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Nam đã khiến biển Đông nổi sóng với quy định cấm đánh bắt cá trên khu vực gần trọn biển Đông. Tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “Vùng quản lý” (trái phép) của tỉnh Hải Nam. Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản.
Đây là một quy định phi lý, thể hiện sự trắng trợn, bất chấp luật lệ quốc tế của nhà cầm quyền Bắc Kinh.