- Vụ chồng đâm chết người khi giải cứu vợ: Phòng vệ chính đáng hay giết người?
- Trình tự xét nghiệm ADN giữa cha và con theo đúng quy định pháp luật
Luật sư trả lời:
Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào cho phép cha mẹ được chấm dứt quan hệ cha mẹ với con đẻ. Còn Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con...
Ở góc độ đạo đức, mối quan hệ cha mẹ và con được hình thành trên cơ sở huyết thống, ruột thịt. Do vậy, dù con gái bà có những hành xử không đúng, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật nhưng ông bà không có quyền yêu cầu tòa án hay bất cứ cơ quan Nhà nước nào giải quyết việc “từ” con, cắt đứt quan hệ cha mẹ với con.
Trường hợp con gái có hành vi đối xử tệ bạc, bạo hành thể chất và tinh thần, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, tránh xảy ra những sự việc không mong muốn, ông bà có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước vào cuộc bằng việc làm đơn trình báo, tố giác đến cơ quan công an hoặc tòa án có thẩm quyền.
Khoản 2, Điều 70 và 71 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt, khi cha mẹ ốm đau, già yếu...
Điều 49, Điều 50, Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi quy định các chế tài tương ứng mà con cái phải chịu khi có hành vi xúc phạm, ngược đãi, hành hạ cha mẹ.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi đã gây ra, con gái bà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định đã nêu. Cụ thể, có thể bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc có thể bị phạt tù tới 5 năm.