- Bao kinh nghiệm, bao mồ hôi, nước mắt, có khi cả máu, cha ông ta đúc rút ra được và để răn dạy cách đối nhân xử thế.
- Nhưng các cụ chẳng dạy đến nơi đến chốn. Ví như câu “Con sâu làm rầu nồi canh”. Không biết một con, hai con hay bao nhiêu con thì “rầu” nồi canh.
- Dạy người lớn chứ đâu phải trẻ con mà cụ thể. Chẳng hạn lễ hội đền Trần, người ta đạp đầu cưỡi cổ nhau tranh cướp ấn là những “con sâu làm rầu nồi canh”.
- Nạn phong bì, y đức trong ngành y thường được gọi là “con sâu làm rầu nồi canh”. Rồi các ngành khác người ta cũng nói “Con sâu làm rầu nồi canh”. Vậy thì có bao nhiêu “con sâu” cần phải bắt ra, “nồi canh” ấy có nuốt nổi không?
- Câu tục ngữ đó là định tính chứ không phải định lượng.
- Dù là gì thì cũng vẫn còn “sâu”, nên việc nhất thiết là phải “bắt sâu”, đồng tâm hợp lực thì “sâu” có ẩn náu tinh vi đến đâu cũng khó thoát.
- Việc này tôi hoàn toàn đồng ý với ông.