Ông Kim Jong-un cùng con gái theo dõi vụ phóng 'tên lửa quái vật' Hwasong-17

 ANTD.VN -  Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay còn được biết tới với biệt danh "Tên lửa quái vật" Hwasong-17. Được biết, trong sự kiện này cũng có sự xuất hiện của con gái ông.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm 17/2/2023 thông báo cuộc diễn tập tên lửa một ngày trước đã sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ mới nhất của Triều Tiên là Hwasong-17.
Vụ phóng ICBM lớn nhất Hwasong-17 nhằm thể hiện “phản ứng cương quyết” trước cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Hình ảnh do Bình Nhưỡng công bố cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi buổi phóng thử tên lửa cùng con gái. KCNA cũng đăng tải một số ảnh chụp Trái Đất từ ngoài không gian, ghi lại bằng máy ảnh gắn trên tên lửa.
Vụ phóng ICBM Hwasong-17 của Triều Tiên vào ngày 16/3 diễn ra chỉ trước vài giờ Tổng thống Hàn Quốc tới Tokyo, Nhật Bản.
Tên lửa Triều Tiên sau đó đã rơi xuống khu vực nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích hành động của Triều Tiên.
"Buổi diễn tập khai hỏa vũ khí chiến lược nhằm gửi cảnh báo mạnh mẽ hơn nhắm vào kẻ thù, vốn đang cố tình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, liên tục đe dọa quân sự một cách thiếu trách nhiệm và liều lĩnh", KCNA cho biết.
Trong vụ việc hôm 16/3, Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 được phóng từ sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo KCNA, tên lửa đã bay lên độ cao 6.045km và di chuyển qua quãng đường 1.000km trong 69 phút trước khi rơi xuống vùng biển mở.
KCNA nhấn mạnh, vụ phóng không gây đe dọa với các quốc gia láng giềng.
"Tên lửa quái vật" Hwasong-17 không chỉ sở hữu tầm bắn tới 15.000 km, nó còn có khả năng mang theo đa đầu đạn, tức đồng thời uy hiếp nhiều mục tiêu.
Với tầm bắn xa, tên lửa này có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào, đồng thời có khả năng mang theo nhiều đầu đạn.
Tên lửa Hwasong-17 đã được thử nghiệm vào năm ngoái, ông Kim Jong-un nói, mối đe dọa từ các đối thủ đang theo đuổi chính sách thù địch khiến Triều Tiên "đẩy nhanh đáng kể việc củng cố năng lực răn đe hạt nhân áp đảo của mình".
Theo KCNA, vụ phóng tên lửa Hwasong-17 năm ngoái là một phần trong chiến lược ưu tiên hàng đầu nhằm củng cố quốc phòng và xây dựng năng lực răn đe hạt nhân.
Tên lửa Hwasong-17 thử nghiệm ngày 18/11/2022 đã bay gần 1.000 km trong 69 phút, đạt độ cao tối đa 6.041 km.
Việc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 là động thái nóng mới Triều Tiên muốn gửi các đối thủ của nước này.
Tên lửa Hwasong-17 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, thuộc loại tên lửa lớn nhất mà Triều Tiên sở hữu.
Loại tên lửa này được phóng từ các bệ phóng trên mặt đất, hoạt động bằng nhiên liệu dạng lỏng.
Khác với các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trước đây của Triều Tiên, Hwasong-17 có thể phóng trực tiếp từ bệ phóng cơ động.
Thông tin chi tiết về tên lửa Hwasong-17 còn hạn chế, song một số chuyên gia nhận định ICBM này có thể được chế tạo dựa trên mẫu Hwasong-15 từng được Triều Tiên phóng thử năm 2017.
Ông Ankit Panda, chuyên gia về chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Carnegie Endowment tại Mỹ, nhận định kích thước và cách bố trí động cơ cho thấy tầng đầu tiên của tên lửa Hwasong-17 có thể tạo ra lực đẩy tới 160 tấn.
Với kích thước này, Hwasong-17 có thể mang nhiều hơn một đầu đạn hạt nhân, ứng dụng thiết kế hệ thống mang nhiều phương tiện hồi quyển tấn công độc lập (MIRV).
Giới chuyên gia cũng cho rằng Hwasong-17 có thể mang mồi bẫy để tăng sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Thiết kế MIRV được cho là có thể đe dọa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại trên thế giới.
Tên lửa Hwasong-17 có khả năng mang 3-4 đầu đạn, hoặc kết hợp giữa đầu đạn thật và mồi bẫy, nên khi Triều Tiên khai hỏa vài quả ICBM này, hệ thống phòng thủ của đối phương có khả năng bị quá tải.
Tên lửa Hwasong-17 có thể mang theo đầu đạn nặng tối đa khoảng 1.700 kg.
Hiện các đầu đạn trang bị cho tên lửa đạn đạo mà mà Triều Tiên sở hữu có trọng lượng khoảng xấp xỉ 500 kg.
"Hwasong-17 có khả năng mang theo một hoặc nhiều đầu đạn lớn, nếu và khi họ sửa chữa được các vấn đề và vận hành được chức năng đầu đạn đa hướng", ông Hans Kristensen, giám đốc dự án Thông tin Hạt nhân thuộc Hiệp hội Khoa học Mỹ cho biết.
"Hwasong-17 có khả năng mang theo một hoặc nhiều đầu đạn lớn, nếu và khi họ sửa chữa được các vấn đề và vận hành được chức năng đầu đạn đa hướng", ông Hans Kristensen nói.
Hwasong-17 cũng được cho là mẫu ICBM đặt trên bệ phóng di động và dùng nhiên liệu lỏng lớn nhất thế giới có thiết kế hai tầng đẩy, với chiều dài 26 m, đường kính 2,7 m và nặng khoảng 100 tấn.
Kích thước này khiến các chuyên gia thế giới gọi đây là mẫu "tên lửa quái vật" của Triều Tiên.