- Núi lửa phun trào dữ dội, nhóm nhà leo núi thoát chết trong gang tấc
- Ngọn núi lửa lớn nhất thế giới đã phun trào sau 4 thập kỷ "ngủ im"
- Indonesia cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa Ruang liên tục phun trào
|
Lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm thêm nhiều thi thể bị chôn vùi dưới những ngôi nhà bị sập |
Vào đêm 4-11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã phun trào đám tro bụi màu nâu dày lên không trung cao tới 2.000m, bao phủ các ngôi làng và thị trấn gần đó, thiêu rụi nhiều ngôi nhà và buộc người dân phải đi sơ tán, ông Firman Yosef - một quan chức tại trạm giám sát núi lửa Lewotobi Laki-Laki cho hay.
Theo ông Abdul Muhari, Người phát ngôn Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm thêm nhiều thi thể bị chôn vùi dưới những ngôi nhà bị sập. Ông Muhari cho biết tất cả 10 thi thể, bao gồm 1 trẻ em, đều được tìm thấy trong bán kính 3,8km tính từ miệng núi lửa.
Ông Muhari nói rằng vụ núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào đã khiến ít nhất 10.000 người tại 6 ngôi làng thuộc huyện Wulanggitang và 4 ngôi làng thuộc huyện Ile Bura bị ảnh hưởng. Một số người đã đến ở nhờ nhà người thân trong khi chính quyền địa phương đang chuẩn bị các trường học để sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời.
Nhà chức trách Indonesia đã nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất và tăng gấp đôi vùng cấm lên bán kính 6,9 km tính từ miệng núi lửa sau nửa đêm 4-11 khi các vụ phun trào trở nên thường xuyên hơn.
Lewotobi Laki-Laki là một trong cặp núi lửa tầng ở phía Đông đảo Flores của tỉnh Đông Nusa Tenggara, được người dân địa phương gọi là núi chồng - “laki-laki” có nghĩa là đàn ông - và núi vợ, Lewotobi Perempuan.
Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, khoảng 6.500 người đã được sơ tán sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki bắt đầu phun trào những đám tro bụi dày và buộc chính quyền phải đóng cửa sân bay Frans Xavier Seda trên đảo. Không có thương vong hoặc thiệt hại đáng kể nào được báo cáo, nhưng sân bay vẫn đóng cửa kể từ đó do hoạt động địa chấn.