Niềm đau giấu kín của hải quân Nga trong cuộc chiến Syria

ANTD.VN - Một trong những vũ khí uy lực điều tới Syria đó chính là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, để thể hiện sức mạnh, Nga đã chấp nhận đánh cược với rủi ro lớn.

Biên đội tàu chiến dưới sự dẫn đầu của "Đô đốc Kuznetzov" được cử tới lãnh hải Syria để kiểm tra khả năng tác chiến của biên đội, triển khai công tác huấn luyện và phối hợp giữa các lực lượng trong điều kiện chiến đấu cường độ cao tại chiến trường này.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vốn là biểu tượng sức mạnh của hải quân Nga. Con tàu được chế tạo từ thời Liên Xô này đóng vai trò then chốt trong tác chiến biên đội hàng không của hải quân Nga.

Trên tàu sân bay này đang duy trì song song hai loại tiêm kích hạm chủ lực là Su-33 và MiG-29K.
Số máy bay con tàu này có thể mang theo tối đa lên tới 52 chiếc.
Trong số này bao gồm 12 tiêm kích hạm (Su-33, MiG-29K), 5 cường kích Su-25 và 24 trực thăng Ka-27 bao gồm các biến thể.
Hình ảnh tiêm kích hạm hạng nặng Su-33 đang mang tên lửa trên bãi đáp tàu sân bay.

Trên tàu Đô đốc Kuznetsov trang bị hai đường băng vát chéo, máy bay cất cánh được hỗ trợ nhờ boong tàu kiểu nhảy cầu thay vì dùng máy phóng hơi nước.

Kiểu cất cánh nhảy cầu có lợi thế là rút bớt không gian trang bị máy phóng hơi nước, tuy nhiên điểm hạn chế là máy bay không thể cất cánh với trọng lượng tối đa.

Các máy bay tiêm kích hạm đều được thiết kế cánh gấp để tiết kiệm diện tích.

Khác với tàu sân bay Mỹ chỉ trang bị hệ thống phòng vệ vừa đủ, thì tàu sân bay Nga lại mang được hệ thống phòng vệ cực mạnh, bao gồm các hệ thống tên lửa và pháo bắn nhanh. Nắp ống phóng của hệ thống phòng không 3K95 Kinzhal đang được mở ra.

Trên tàu được trang bị hệ thống thang máy cực khỏe để giúp vận chuyển máy bay từ trong khoang lên boong tàu.

Hình ảnh tiêm kích Ka-27 trang bị trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga.

Tiêm kích hạm MiG-29K là loại vũ khí mới nhất được triển khai trên chiếc tàu sân bay này. So với MiG-33, MiG-29K có hệ thống điện tử tối tân hơn và có thể trang bị được nhiều biến thể vũ khí hơn.

Tàu Đô đốc Kuznetsov được đóng vào năm 1983, hạ thủy năm 1985 và đi vào biên chế năm 1991.

Tàu có trọng tải rỗng 43.000 tấn, đầy tải 55.000 tấn và tải trọng tối đa lên tới 58.300 tấn.

Nếu như dàn vũ khí phòng vệ trên tàu được coi là mạnh nhất thế giới vượt xa các loại tàu sân bay của Mỹ, thì động cơ của tàu và thiết kế nhảy cầu lại không được đánh giá cao.

Nếu như tàu sân bay Mỹ luôn có phi đội tàu tuần dương và tàu khu trục đi theo hộ tống thì tàu sân bay Nga lại phải cần một tàu cứu kéo đi theo để phòng trường hợp động cơ hỏng hóc.

Màn nhả khói đen mịt mù thường thấy trên tàu sân bay của Nga.

"Trong một đợt triển khai năm 1996, tôi chỉ có thể cho 2 lò hơi hoạt động và đôi lúc chỉ có 1, đồng nghĩa với việc tốc độ của con tàu chỉ trên 4 hải lý. Ở vận tốc này, bánh lái không có tác dụng và con tàu có thể bị gió đẩy lệch hướng" - Đô đốc Selivanov,Tư lệnh hải đoàn Địa Trung Hải Nga cho biết.

Việc triển khai tàu Kuznetsov đến Syria có lẽ là một nhiệm vụ đáng quên của hải quân Nga.

Tại cuộc triển khai này, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã mất 2 chiếc tiêm kích hạm, một Su-33 và một MiG-29K mới được biên chế. Cả hai tiêm kích này đều bị rơi xuống biển khi cố hạ cánh trên tàu sân bay.

Chiếc tiêm kích Su-33 đã đâm xuống biển vào ngày 11-2016 sau khi cáp hãm đà trên tàu sân bay Kuznetsov bị đứt.

Một tháng sau, chiếc MiG-29K đâm xuống biển cũng với lý do tương tự.

Sau các vụ tai nạn này, Nga đã phải gấp rút điều tàu sân bay Kuznetsov về Nga để bảo trì mặc cho cuộc chiến chống khủng bố IS đang bước vào giai đoạn ác liệt.

Chưa hết, trên đường trở về Nga, tàu sân bay Kuznetsov liên tục bị hư hỏng động cơ, nhiều lúc phải nhờ đến sự cứu trợ từ tàu cứu kéo.

Cột khói đen do động cơ trên tàu Kuznetsov thải ra không khí khi đi qua Địa Trung Hải để về Nga.

Giới chuyên gia nhận định, không phải Nga không biết những hạn chế của tàu sân bay, nhưng họ vẫn phải đánh liều điều sang chiến trường Syria của Nga nhằm phô trương sức mạnh trước Mỹ và phương Tây, và họ đành chấp nhận rủi ro.

Hiện tại Nga gấp rút nâng cấp tàu sân bay này, nhưng họ đang gặp khó khăn vì thiếu cả tiền và kinh nghiệm vận hành tàu. Trong khi Mỹ đang có tới 10 chiếc tàu sân bay hạng nặng, thì Nga, Trung Quốc, Ấn Độ lại chỉ có một chiếc tàu sân bay hạng trung duy nhất.

Căng thẳng với Ukraine khiến nguồn cung cấp động cơ và linh kiện cần thiết cho chiếc tàu này bị gián đoạn.

Tàu sân bay Kuznetsov vẫn là tương lai đầy bi hùng của hải quân Nga.