Hoa dơi đen hay hoa quỷ thường sinh sống ở Tây Phi và Đông Nam Á. Loài cây này có 25 bông hoa màu đen, trông giống như những chiếc cánh dơi. Ảnh: Amazon
Rafflesia cũng là một loại hoa xác thối, chủ yếu sinh sống ở Indonesia. Loài thực vật này có một đặc điểm độc đáo là nó không có thân, lá và rễ. Ảnh: Canterbury
Trong suốt cuộc đời, Rafflesia sống ký sinh trên những loại cây leo trong rừng nhiệt đới. Khi loài thực vật này nảy mầm, nó có thể phát triển lên với kích cỡ đáng kinh ngạc, thậm chí, khi đã phát triển hoàn toàn, bông hoa này có thể nặng tới hơn 10kg và nở trong vòng 7 ngày.
Cây nhảy múa được tìm thấy ở Đông Nam Á và có tên khoa học là Desmodium gyrans. Sở dĩ loài cây này nhảy múa khi có âm nhạc là do nó có thể phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ. Ảnh: Fairdinkumseeds
Khi có âm thanh, những chiếc lá của cây chuyển động như đang nhảy múa mà có thể quan sát bằng mắt thường dù không có gió.
Có mặt ở vùng biển Caribean và Bahamas nước Mỹ, cây Manchineel được mệnh danh là "loài cây chết chóc" bởi độc tố khủng khiếp mà loài cây này mang trong mình.
Sách kỷ lục Guinness thế giới đã đưa loài cây này là loài cây nguy hiểm nhất thế giới. Nếu chẳng may ăn nhầm quả của cây này có thể dẫn đến tử vong. Thậm chí, khi đốt cây này, khói phát ra từ nó có thể gây mù mắt.
Cây khoai nưa có tên khoa học là Amorphophallus titanum, thường sống ở Tây Sumatra. Đây là loài hoa lớn nhất thế giới và có mùi hương thịt thối.
Dù có mùi rất khó chịu nhưng khoai nưa được dùng làm nguyên liệu trong ẩm thực và dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y.
Cọ Talipot ở Sri Lanka là loài cọ khổng lồ, có chiều cao lên tới 25m. Loại cây đạt kỉ lục về cụm hoa lớn nhất, dài từ 6m - 8m với hàng triệu bông hoa. Loài cọ này chỉ nở hoa một lần trong khoảng 30 - 80 năm tuổi.
Sau khi hoa nở, vòng đời của cây cũng khép lại do tất cả dinh dưỡng dự trữ đều dành cho quá trình tạo quả. Khi một cơn mưa đổ xuống, hàng trăm nghìn quả lìa khỏi cây.
Loài cây được mệnh danh “Nữ hoàng của dãy Andes” này chỉ được tìm thấy ở Peru và Bolivia. “Nữ hoàng” là cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii , cao khoảng 3-4m.
Mất từ 80-150 năm để “Nữ hoàng” cao 12m, và cho ra cụm hoa cả ngàn bông chứa đến 10 triệu hạt giống. Cây chỉ ra hoa kết quả một lần rồi chết.
Cây ký sinh (Hydnora) chủ yếu sinh sống ở Nam Phi thường bám vào rễ của các loài thực vật khác và phát triển hoàn toàn dưới lòng đất, ngoại trừ hoa của nó. Ảnh: Obga
Cây ký sinh có mùi khó chịu để thu hút các loài bọ cánh cứng nhưng cái "bẫy" này không giết chết con mồi mà chỉ giữ nó cho tới khi bông hoa trưởng thành.
"Cây Sự sống" 2.000 năm tuổi chứa hàng nghìn lít nước sạch ở vùng khô cằn của châu Phi. Với chiều cao trung bình khoảng 25m, loài cây khổng lồ này vô cùng hữu ích từ vỏ cây, lá, quả... Ảnh: Hasanjasim