- Nguy cơ sức khỏe khi tập thể dục quá sức trong mùa hè
- Chốt điểm sàn ngành sức khỏe và giáo viên năm 2024
Người bị bệnh gout
Rau muống chứa một lượng lớn purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ trong khớp và gây ra các cơn đau gout cấp tính. Rau muống chứa một số chất có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout. Mặc dù rau muống là một loại rau bổ dưỡng, nhưng những người bị bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh ăn loại rau này để kiểm soát bệnh tốt hơn.
|
Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe |
Người bị sỏi thận
Rau muống chứa một lượng lớn oxalate. Khi vào cơ thể, oxalate có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu, tạo thành tinh thể canxi oxalate. Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất. Nếu ăn rau muống thường xuyên có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc làm cho tình trạng sỏi thận hiện có trở nên nghiêm trọng hơn.
Để rau muống tốt cho sức khỏe, cần biết cách làm sạch và ăn đúng cách. Trước hết, cũng như những loại rau khác, nên rửa sạch rau muống để bằng cách rửa sạch từng ngọn dưới vòi nước chảy. Ngâm rau với nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Rau muống cũng chứa một lượng đáng kể kali. Đối với những người bị suy giảm chức năng thận, việc kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Ăn quá nhiều rau muống có thể dẫn đến tăng kali máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn bị sỏi thận, tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh ăn rau muống.
Người bị viêm khớp
Hợp chất purin trong rau muống khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric. Nếu cơ thể không thể loại bỏ đủ axit uric, nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể sắc nhọn trong khớp, gây ra các cơn đau và viêm nhiễm đặc trưng của bệnh gout. Viêm khớp cũng có thể bị làm trầm trọng thêm bởi sự tích tụ axit uric. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị viêm khớp đều cần phải kiêng hoàn toàn rau muống. Nếu bạn bị viêm khớp nhẹ và không có tiền sử bệnh gout, bạn có thể ăn rau muống với lượng vừa phải.
Người đang dùng thuốc
Rau muống chứa nhiều chất sắt, có thể tương tác với một số thành phần của thuốc, làm giảm sự hấp thu hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều cần kiêng rau muống. Việc có nên ăn rau muống hay không còn tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do là cây bán thủy sinh, nên nếu rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm hoặc nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rau, có thể gây ngộ độc. Khi đang dùng thuốc đông y, không nên ăn quá nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc (giống như tác dụng của đậu xanh).
Người có hệ tiêu hóa yếu
Rau muống chứa nhiều chất xơ, gây khó khăn cho người hệ tiêu hóa kém. Chất xơ khó tiêu hóa có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Rau muống thường được trồng trong môi trường nước, dễ nhiễm ký sinh trùng. Người có hệ tiêu hóa yếu dễ bị ảnh hưởng bởi các loại ký sinh trùng này, gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Người có hệ tiêu hóa yếu nên ưu tiên các loại rau mềm, dễ tiêu hóa như rau cải, rau mồng tơi, bí đỏ. Nếu muốn ăn rau muống, nên nấu chín kỹ để loại bỏ ký sinh trùng.
Sai lầm khi ăn rau muống
Ăn rau muống chưa chín kỹ. Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kỹ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống chứa một loại ký sinh trùng sán lá khi vào cơ thể, trứng sán nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, bạn nên phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Ăn rau muống trái mùa. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
Ăn rau muống khi bị vết thương. Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.