Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - “Tôi tham gia làm nhà dài Ê-đê tại Bảo tàng Dân tộc học từ năm 2000. Sau đó, các năm 2009, 2013 và giờ là 2023 lại ra sửa lại. Với đồng bào Ê-đê, nhà dài là sự sống, là linh hồn, bản sắc của dân tộc. Hiện ở quê tôi không còn ngôi nhà dài nào như thế này nữa. Vì thế được tận tay làm và tu sửa ngôi nhà tôi rất xúc động. Sau này người Ê-đê chúng tôi muốn xem nhà dài thực sự của tổ tiên phải ra… Hà Nội thôi”, ông Yem Knul (61 tuổi, Thành Nhất, buôn Ky, TP Buôn Mê Thuột, Đăk lăk) chia sẻ.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
· Ngôi nhà dài Ê-đê tại Bảo tàng Dân tộc học được dựng vào năm 2000 trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban (người Êđê Kpạ) làm năm 1967 ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Ngôi nhà dài 42,5m, sàn cao 1,1m và rộng 6m.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Tại Bảo tàng, ngôi nhà vẫn giữ được hướng bắc–nam theo tập quán cổ truyền Ê-đê. Đầu nhà quay về phía bắc, có cửa chính và là cửa đón khách, thông ra sàn rộng, còn đầu hồi phía nam, cuối nhà, giành cho sinh hoạt gia đình. Sau nhiều năm, ngôi nhà đã xuống cấp, mái đã hỏng hoàn toàn, phải phủ bạt.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Trước đó ngôi nhà đã được tu sửa vào năm 2009, 2013.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Lần này, Bảo tàng Dân tộc học mời 13 người thợ Ê-đê ra trực tiếp tu sửa. Trong đó có 7 người đã từng ra đây lần thứ 2, 3. 10-15 năm trước họ là thợ trẻ, giờ là thợ cả truyền tay nghề cho thế hệ sau.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Dự kiến thời gian tu sửa khoảng 2 tháng, đến giữa tháng 4 sẽ hoàn thành. Hiện những người thợ đang đánh cỏ tranh để lợp mái.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Để có được cỏ tranh lợp mái cũng rất kỳ công. Do cỏ tranh tại dân tộc Ê-đê hiện không còn nên bảo tàng phải lên tận Sơn La, giáp biên giới Lào mới thu mua được.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Ông Yem Knul (61 tuổi, Thành Nhất, buôn Ky, TP Buôn Mê Thuột, Đăk lăk) chia sẻ: Tôi tham gia làm nhà dài Ê-đê tại Bảo tàng Dân tộc học từ năm 2000. Sau đó 2009, 2013 và giờ là 2023 lại ra sửa lại.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
"Lần đâu tôi làm nhà dài Ê-đê từ năm 1984 tại địa phương. Sau đó vì không có nguyên liệu và tốn kém nên người Ê-đê không còn mặn mà với nhà truyền thống, hết rồi những ngôi nhà “dài như tiếng chiêng ngân”. Hiện số người biết làm nhà dài Ê-đê đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người thợ ra Hà Nội làm nhà dài từ năm 2000 đã mất", ông Yem Knul cho biết.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Trong xã hội Ê-đê truyền thống, ngôi nhà dài là nơi cư trú của một đại gia đình mẫu hệ; gia đình càng đông thì nhà càng dài, xưa kia đã từng có những nhà dài trên dưới 200m. Đến những năm 70 của thế kỷ 20 vẫn thấy nhiều ngôi nhà dài 50 - 60m.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Từ những năm 80, quá trình giải thể nhà dài và lối sống đại gia đình đã diễn ra mạnh mẽ hơn trước. Chính sách đóng cửa rừng khiến việc khai thác nguyên vật liệu làm nhà không dễ, hơn nữa chi phí để dựng lại một ngôi nhà dài tốn kém nên không phải người Ê-đê nào cũng làm được.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những người thợ Ê-đê ra Bảo tàng đã được 2 tuần. Dự kiến họ sẽ phải ở đây khoảng 2 tháng để tu sửa ngôi nhà.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Hiện những người thợ đang làm công đoạn làm sạch cỏ tranh.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Cỏ tranh cần làm sạch để không bị mục theo thời gian. Sau đó những người thợ sẽ đan thành những chiếc phên để lợp lên mái nhà.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Anh Y-Yoc Hmok, 51 tuổi cũng là một trong những người ra Hà Nội dựng nhà dài Ê-đê tại Bảo tàng năm 2000. Anh cho biết rất xúc động khi được tham gia dựng nhà dài và 2 lần ra tu sửa tại Bảo tàng dân tộc học. Trước đây anh đã tham gia dựng nhà dài Ê-đê cho ông bà ngoại từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên từ đó đến nay tại Ê-đê không còn nhà dài nữa.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
13 người thợ hiện đang làm sạch khoảng hơn 10 tấn cỏ tranh. Các công đoạn tiếp theo của việc duy tu, bảo tồn nhà dài sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê
Những 'kiến trúc sư' còn sót lại của nhà dài Ê-đê