- 105 luật sư tham gia bào chữa vụ “chuyến bay giải cứu”…
- Tòa án Hà Nội lên lịch xét xử vụ 'chuyến bay giải cứu'
- Vụ "chuyến bay giải cứu": Thư ký thứ trưởng nhận "lót tay" hơn 42 tỷ đồng
Các bị cáo trong vụ án bị đưa ra xét xử về 5 tội danh là “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong đó, 1 bị cáo cùng lúc bị đưa ra xét xử về 2 tội là “Đưa hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị dẫn giải tới phiên tòa. |
Trong 54 bị cáo, 21 bị cáo bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” và có tới 18 bị cáo bị xét xử theo khoản 4, Điều 354 – BLHS với khung hình phạt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; 4 bị cáo bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Đưa vụ án ra xét xử, Tòa án Hà Nội đã triệu tập hơn 30 người làm chứng, 16 công ty và hơn 40 cá nhân có liên quan. Vụ án có gần 100 luật sư tham gia bào chữa. Trước đó, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử thì có 105 luật sư nhưng nhiều luật sư đã thôi tham gia phiên tòa do một số bị cáo từ chối.
Nữ bị cáo trong vụ án bị dẫn giải tới phiên xử. |
Trong số đó, bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) có 3 luật sư bào chữa; Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) có 2 luật sư bào chữa; Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) có 3 luật sư bào chữa… Riêng bị cáo Phạm Bích Hằng (Phó giám đốc Công ty TNHH Du lịch Quốc tế) được Tòa án chỉ định luật sư bào chữa.
Cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng có 3 luật sư bào chữa.
Bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu". |
Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng. |
Quá trình Tòa án chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, bị cáo Dũng được nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân có đơn đề nghị cơ quan tố tụng xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt vì có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục & đào tạo cũng như phòng chống dịch Covid – 19 những từ năm 2020 đến 2022.
Theo cáo trạng truy tố, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng, chống dịch. Chính phủ đã giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ, ngành, địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.
Thực hiện chủ trương này, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, có 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát xác định 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.